Phân khúc thị trường (Market segmentation) là thuật ngữ quen thuộc trong ngành Marketing. Xác định phân khúc khách hàng là nhiệm vụ quan trọng giúp doanh nghiệp định hướng đúng mục tiêu kinh doanh và phát triển các chiến lược Marketing hiệu quả.
Ngược lại, nếu xác định sai phân khúc thị trường sẽ gây ảnh hưởng đến xác định khách hàng mục tiêu. Tiếp thị sai phân khúc khách hàng dẫn đến sai phương hướng kinh doanh, khiến doanh số sụt giảm.
Vậy phân khúc thị trường là gì? Làm thế nào để xác định đúng phân khúc thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp?
1. Phân Khúc Thị Trường Là Gì?
Phân khúc thị trường là quá trình chia thị trường ngành thành nhiều nhóm nhỏ. Điều kiện chia nhóm gồm dựa trên tuổi tác, thu nhập, đặc điểm tính cách, hành vi mua hàng, nhu cầu, giới tính,... Ở mỗi phân khúc thị trường, nhóm đối tượng khách hàng sẽ có chung nhận thức, thị hiếu và nhu cầu sử dụng sản phẩm.
Mỗi phân khúc thị trường sẽ sở hữu tệp khách hàng riêng. Điều này giúp doanh nghiệp nhận biết khách tiềm năng ở từng phân khúc để chọn ra thị trường mục tiêu hiệu quả nhất.
Phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp phân biệt khách hàng tiềm năng để chọn thị trường mục tiêu hiệu quả nhất
2. Những Lợi Ích Của Phân Khúc Thị Trường Là Gì?
Phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào đối tượng khách hàng quan trọng nhất. Nó giúp bạn thấu hiểu khách hàng và dễ dàng xác định cách đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ, nhờ đó, đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với từng đối tượng.
2.1. Hỗ Trợ Cho Việc Lập Kế Hoạch Marketing Hiệu Quả Hơn
Thấu hiểu khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp thiết kế, thực hiện các chiến lược Marketing mang lại hiệu quả cao nhất. Khi bạn hiểu rõ doanh nghiệp đang phục vụ ai, nhu cầu của họ là gì, khách hàng quan tâm đến điều gì thì có thể phát triển thêm các thông điệp Marketing mạnh mẽ hơn.
Các thông điệp truyền thông tránh ngôn từ chung chung, mơ hồ dành cho mọi đối tượng. Thay vào đó, bạn cần sử dụng thông điệp trực tiếp đánh vào nhu cầu, mong muốn và thói quen mua sắm của khách hàng mục tiêu.
Hỗ trợ lập kế hoạch Marketing hiệu quả
2.2. Tiết Kiệm Và Tối Ưu Hóa Chi Phí
Phân khúc thị trường giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn lực trong các chiến dịch tiếp thị; từ đó, tiết kiệm và tối ưu hoá chi phí Marketing. Sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, giảm chi phí quảng cáo rộng rãi.
Nói cách khác, khi tiến hành xác định phân khúc thị trường, doanh nghiệp sẽ thu được lợi tức đầu tư tốt hơn; đồng thời hạn chế tình trạng lãng phí do tiếp cận sai đối tượng khách hàng mục tiêu.
2.3. Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Khách Hàng Tiềm Năng
Phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng nguồn khách hàng tiềm năng. Việc triển khai tốt phân đoạn này, công tác tiếp thị của doanh nghiệp sẽ đúng trọng tâm, hiểu rõ mục tiêu từ đó thu hút đối tượng khách hàng thực sự có nhu cầu và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Khi doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, sản phẩm, thương hiệu của bạn sẽ được thị trường chú ý.
Nâng cao nguồn khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp
2.4. Xác Định Thị Trường Ngách
Khi xác định rõ hoạt động phân khúc thị trường, doanh nghiệp sẽ phân tích dữ liệu trước đây bị bỏ qua. Thông qua phân tích thị trường, doanh nghiệp sẽ tìm thấy những cơ hội mới, thị trường ngách “màu mỡ” để khai thác. Doanh nghiệp có thể phát triển các chiến lược sản phẩm đặc biệt hướng đến thị trường ngách.
2.5. Tăng Khả Năng Giữ Chân Khách Hàng
Sau khi xác định khách hàng mục tiêu theo nhân khẩu học, giới tính, nhu cầu, thu nhập, thói quen mua sắm, v.v., doanh nghiệp sẽ tiến hành các chiến lược Marketing hiệu quả hơn bằng cách đánh thẳng vào nhu cầu, mong muốn của họ.
Khi sản phẩm, dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng, họ sẽ có xu hướng gắn bó trung thành với doanh nghiệp; từ đó, tăng tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng trung thành và nâng cao giá trị trọn đời.
2.6. Xây Dựng Sự Khác Biệt Cho Doanh Nghiệp So Với Đối Thủ
Thấu hiểu khách hàng và thực hiện tốt phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận khách hàng. Đồng thời khách hàng cũng nhìn thấy những giá trị thực mà sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mang lại.
Việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có công dụng nổi bật, chất lượng hơn sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều ưu điểm vượt trội so với đối thủ.
Xây dựng sự khác biệt cho doanh nghiệp
3. Các Loại Phân Khúc Thị Trường Phổ Biến
Hiện nay có 4 loại phân khúc thị trường thường gặp bao gồm: phân khúc theo nhân khẩu học, tâm lý, hành vi và địa lý.
3.1. Phân Khúc Nhân Khẩu Học
Phân khúc thị trường nhân khẩu học được sử dụng rộng rãi trong Marketing. Các yếu tố được sử dụng để phân tích bao gồm: Tuổi tác, giới tính, thu nhập, vị trí, hoàn cảnh gia đình, thu nhập, và thói quen mua sắm.
Nhân khẩu học là cơ sở phổ biến để chia nhóm là do những mong muốn, sở thích, hành vi tiêu dùng của khách hàng gắn liền với biến thuộc nhân khẩu học.
Phân khúc thị trường nhân khẩu học
3.2. Phân Khúc Tâm Lý
Phân khúc thị trường tâm lý, chia khách hàng theo các yếu tố liên quan đến tính cách và đặc điểm riêng của họ. Phân khúc theo tâm lý vô cùng quan trọng bởi đôi khi hai khách hàng có thông tin nhân khẩu học tương tự nhưng lại có hành vi mua hàng khác biệt.
Các biến khúc theo tâm lý có thể kể đến như: Phân đoạn thị trường theo tâm lý học, đặc điểm tính cách, giá trị, thái độ, sở thích, phong cách sống, niềm tin tiềm thức, ý thức, và động lực ưu tiên, v.v.
Phân khúc tâm lý học mang tính chủ quan, dữ liệu không thể đo lường nên khó xác định biến hơn so với nhân khẩu học.
3.3. Phân Khúc Hành Vi
Phân khúc hành vi người tiêu dùng được chia thành nhiều nhóm dựa vào sự hiểu biết, thái độ, cách thức sử dụng và phản ứng của họ với sản phẩm.
Phân tích theo số lần mua hàng, thời gian mua sắm, cách thức, mức độ trung thành với sản phẩm, v.v. giúp đội ngũ Marketing hiểu rõ hơn về hành vi mua sắm của khách hàng.
3.4. Phân Khúc Địa Lý
Phân khúc địa lý khá đơn giản và phổ biến. Ở phân khúc này thị trường được phân chia theo vùng miền, mã bưu chính, khí hậu, và mật độ dân cư.
Phân khúc thị trường theo địa lý giúp doanh nghiệp nắm bắt đặc điểm khách hàng dễ dàng hơn, và quản lý hiệu quả hoạt động Marketing theo từng khu vực.
Phân khúc thị trường theo địa lý
3.5. Các Loại Phân Khúc Khác
Các loại phân khúc khác bao gồm:
- Phân khúc thị trường doanh nghiệp: Phân khúc theo địa lý, quy mô công ty và lĩnh vực kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, lợi ích doanh nghiệp tìm kiếm, mức độ sử dụng sản phẩm và mức độ trung thành của khách hàng.
- Phân khúc thị trường quốc tế: Mức độ phát triển kinh tế, văn hoá, chính trị ở từng quốc gia. Thói quen tiêu dùng của người dân ở quốc gia đó. Điểm tương đồng về văn hoá, chính trị giữa các quốc gia cùng khu vực.
4. Cách Tạo Phân Khúc Thị Trường
Cách tạo phân khúc thị trường chuẩn và tiếp thị đúng đối tượng khách hàng của doanh nghiệp gồm các bước.
4.1. Khảo Sát Nghiên Cứu Thị Trường Và Thu Thập Dữ Liệu
Bước đầu tiên của mọi chiến dịch Marketing là khảo sát, nghiên cứu thị trường.
Người làm Marketing thu thập dữ liệu qua Internet, các chuyên gia, những người làm trong nghề,...để hiểu hơn về thị trường và xác định mục tiêu chiến dịch, đối tượng khách hàng mục tiêu của sản phẩm.
Tuy nhiên, nguồn thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo. Để biết chính xác doanh nghiệp cần có kế hoạch khảo sát, nghiên cứu nghiêm túc trên quy mô lớn. Đối tượng khảo sát từ 100 - 1000 người để có cái nhìn khách quan nhất về Insight người dùng.
Khảo sát nghiên cứu thị trường và thu thập dữ liệu
4.2. Phân Tích Dữ Liệu Thị Trường Để Xác Định Các Phân Đoạn Thị Trường
Dựa vào dữ liệu khảo sát, chuyên gia sẽ tiến hành phân tích và đưa ra nhận định về tình hình thị trường, xu hướng thị trường ngắn hạn và dài hạn. Từ đó xác định phân đoạn thị trường trong khả năng doanh nghiệp đáp ứng được.
4.3. Mô Tả Đặc Điểm Từng Phân Khúc Thị Trường
Sau khi xác định rõ phân đoạn thị trường tiềm năng, người phụ trách sẽ mô tả chi tiết từng phân khúc thị trường. Nếu đó là một thị trường chuẩn doanh nghiệp sẽ dễ dàng xác định khách hàng mục tiêu.
Một số tiêu chuẩn bạn có thể tham khảo khi mô tả đặc điểm của phân khúc thị trường như:
- Tính đồng nhất
- Tính dị thể
- Tính đo lường
- Tính ấn tượng
- Tính hữu ích
- Tính đa dạng
- Phán ứng nhanh
Phân khúc thị trường tiềm năng sẽ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên.
4.4. Xây Dựng Các Phân Khúc Khách Hàng Của Tổ Chức
Sau khi mô tả rõ đặc điểm của từng phân khúc, bạn cần phân tích dữ liệu đã thu thập được để có thể có cái nhìn tổng quan từ những số liệu thu thập được.
Từ đó, bạn có thể biến những dữ liệu thô thành nguồn tài nguyên hữu ích để có thể giúp bạn đánh giá được những đặc điểm, cũng như tính chất chuyên biệt của tệp khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của mình.
Phân tích phản hồi từ nghiên cứu giúp bạn nhận ra phân khúc khách hàng tiềm năng, tương hợp cao với thương hiệu.
Xây dựng các phân khúc khách hàng của tổ chức
4.5. Kiểm Tra, Rà Soát Và Cải Thiện
Sau khi thực hiện hết các bước bạn cần sử dụng công cụ để kiểm tra, rà soát, theo dõi chuyển đổi và cải thiện tính hiệu quả. Nếu kết quả không đạt mục đích bạn cần rà soát và thay đổi phương pháp nghiên cứu thị trường.
5. Làm Thế Nào Để Đảm Bảo Quá Trình Phân Tích Phân Khúc Thị Trường Hiệu Quả
Để đảm bảo quá trình phân tích phân khúc thị trường hiệu quả, doanh nghiệp cần ứng dụng phần mềm công nghệ quản lý. Ứng dụng phần mềm quản lý và tổng hợp số liệu giúp nhân viên thị trường dễ dàng phân tích, nhận xét, ưu nhược điểm của phân khúc khách hàng doanh nghiệp đang nhắm tới.
FieldCheck đang là phần mềm quản lý nhân viên thị trường được đánh giá cao về hiệu quả và độ chính xác khi sử dụng. Một số tính năng cơ bản của phần mềm có thể kể đến như:
- Quản lý nhân viên thị trường, định vị, giám sát hoạt động, ghi nhận kết quả công việc, v.v.
- Phân tích thị trường trực quan dưới dạng bản đồ. Cung cấp thông tin liên quan đến thị trường và hành vi mua sắm của khách hàng.
- Số hoá thông tin dưới dạng biểu đồ giúp nhà quản lý nắm bắt được xu hướng thị trường để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
Trên đây là một số thông tin giúp doanh nghiệp xác định phân khúc thị trường và những lợi ích nó mang lại. Bạn nên áp dụng phần mềm công nghệ để phân tích thị trường chính xác hơn.
Nếu bạn có nhu cầu trải nghiệm ứng dụng quản lý thị trường tối ưu nhất hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.