Vải cứng cáp, bóng bẩy là những đặc trưng cơ bản nhất của vải Taffeta (Tapta, Tafta). Chính những đặc trưng đó đã trở thành chất liệu vô cùng hoàn hảo cho thời trang ngày nay. Có tính ứng dụng cao và được ưa dùng trong ngành công nghiệp thời trang, chất liệu taffeta xuất hiện nhiều trong trang phục khác nhau tôn lên sự sang trọng, quý phái của người phụ nữ.
Cùng Phương Thành Silk khám phá những đặc tính và điều đặc biệt về loại vải này nhé.
Tìm hiểu về vải Taffeta cao cấp (Tapta, Tafta)
Định nghĩa vải Taffeta cao cấp?
Vải Taffeta cao cấp (Tapta) hay còn có tên gọi đó là Tapta, tafta, được biết đến là một loại vải dệt trơn, mịn và sắc nét, được làm từ tơ tằm hoặc tơ nhân tạo, hoặc acetate và polyester.Từ những ngày đầu tiên xuất hiện cho đến thời điểm hiện tại, vải Tafta vẫn luôn được đánh giá là một loại vải dệt cao cấp thường được sử dụng để may váy cưới, sa rê, trang phục dạ hội và trang trí nội thất cho nhà cửa. Ngoài ra, ngày nay cũng còn xuất hiện khá nhiều ở các sản phẩm chăm sóc giấc như như: đệm, gối, chăn ga.
Nguồn gốc vải Taffeta cao cấp
Vải Taffeta có nguồn gốc từ Attabiya ở Baghdad, ra đời vào khoảng thế kỷ 12. Vào khoảng thời gian đó, Ý và Pháp là quê hương của vải. Ấn Độ và Pakistan là những nơi diễn ra việc sản xuất vải lụa tafta thô. Các nhà sản xuất Ấn Độ, đặc biệt là những khu vực phía nam gần Bangalore, trước đây khi chưa có công nghệ tiên tiến thường sản xuất nó bằng cách sử dụng tay nắm. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật từ những năm 1990, máy dệt điện đã thay thế máy dệt tay giúp cho vải thành phẩm có kết cấu dệt chặt chẽ.
Thành phần của vải Taffeta
Cũng giống như những loại vải khác, vải Taffeta cũng được tạo ra từ nguyên liệu tơ tằm tự nhiên và tơ tằm nhân tạo. Trước kia vải Taffeta được sản xuất thủ công và làm từ tơ tằm tự nhiên nên giá thành trở nên vô cùng đắt đỏ, vậy nên chỉ giới quý tộc thượng lưu mới sở hữu được. Về sau này khi công nghệ phát triển nhanh chóng, polyme cũng như nhiều những chất liệu khác ra đời thì vải Taffeta được tạo ra nhiều hơn, vải Taffeta ngày càng thêm chắc chắn hơn, màu sắc đa dạng hơn và được nhiều người sử dụng rộng rãi hơn vì đã giảm được khá nhiều chi phí sản xuất so với phương pháp sản xuất thủ công ngày trước. Một số loại vải chính: Sợi tơ tằm, Cotton, Viscose Tafta,…
Đặc điểm của vải Taffeta cao cấp (Tapta, Tafta)
Vải Taffeta không phải là vải lụa mỏng mịn vì vải Taffeta có độ cứng riêng trong khi vải lụa là loại vải mềm, mịn và mỏng được dệt bằng tơ. Vải Taffeta là một loại vải có khá nhiều đặc tính vô cùng đặc biệt mà những loại vải khác không có:
- Vải Taffeta được kết hợp từ các sợi xoắn chặt với nhau, mặc dù vải rất mỏng nhưng khi nhìn qua thì thấy lại khá dày, chính đặc điểm này làm cho các sản phẩm làm từ vải Taffeta có phom đứng và không bị rủ.
- Vải taffeta thường được dùng để may các trang phục biểu diễn trên sân khấu. Vải taffeta có độ bóng và khả năng bắt sáng cực kì tốt, khi tiếp xúc với ánh đèn sẽ làm cho sản phẩm nổi bật, thu hút được mọi ánh nhìn.
- Khi có sự cọ xát với nhau, vải taffeta thường tạo ra âm thanh sột soạt nhẹ.
- Nhưng những đặc điểm chính của vải taffeta cũng còn phải phụ thuộc vào từng chất liệu tạo ra nó, tuy nhiên các tính năng hoạt động phổ biến vốn có trong tất cả các loại Taffeta là nó rất nhẹ, không hấp thụ độ ẩm và có khả năng giữ dáng rất cao.
Ưu nhược điểm của vải Taffeta (Tapta, Tafta)
Ưu điểm của vải Taffeta
- Giữ form tốt: Taffeta có độ bóng cứng, giúp định hình phom dáng và phù hợp với nhiều dáng người. Vải được tạo từ những loại sợi kết chặt, có cấu trúc nên giữ form cực tốt, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
- Mềm mịn, thoải mái khi mặc: Chất liệu taffeta rất dày dặn, bề mặt rất mềm mịn, không dễ bị mục. Vải không bám da tạo cảm giác thoải mái, di chuyển dễ dàng. Vì vậy nó được “ưu ái” dùng cho các trang phục công sở và các buổi tiệc sang trọng cũng như thời trang đường phố.
- Bóng bẩy, nổi bật: Vải taffeta sáng bóng, sắc nét và chất lượng cao. Chính vì vậy, nó được coi là một loại vải sang trọng có thể tạo ra những bộ trang phục đẹp và sang trọng. Các sản phẩm được làm từ chất liệu Taffeta đều tạo được sự bắt mắt và thu hút riêng.
Nhược điểm của vải Taffeta
- Dễ nhăn: Loại vải này có thể nhàu dễ dàng vì nó rất mịn và tinh tế. Tuy nhiên, vấn đề này có thể được giảm thiểu bằng cách thêm một lớp lót vào nó.
- Đắt: Vải taffeta làm từ lụa giá thường đắt vì lụa thuộc loại cao cấp. Tuy nhiên khi vải taffeta được làm từ vật liệu tổng hợp như polyester thì giá thành khá hợp lý.
- Không co giãn: Vì bản chất cứng của nó, taffeta thiếu tính linh hoạt. Điều này có nghĩa là nó không thể co giãn dễ dàng như các loại vải khác.
- Khó may: Vì vải trơn nên có thể khó may, đặc biệt là khi sử dụng máy may. Một mẹo hay để ngăn chặn điều này là giặt sơ vải trước khi may. Ngoài ra, hãy xem xét việc sử dụng một cây kim sắc.
Ứng dụng vải Taffeta trong đời sống hiện đại ngày nay
May trang phục
Loại vải này đã đem lại đã giúp cho rất nhiều nhà thiết kế trong việc vẽ và may ra những chiếc váy độc đáo, tinh tế và sang trọng. Vải taffeta có những đặc tình vô cùng đặc biệt nên rất dễ được sử dụng may các loại trang phục khác nhau từ váy dạ hội dự tiệc, đồ cưới cho đến cả những trang phục hàng ngày.
Trang trí nội thất
Các dạng vải taffeta nặng hơn, cứng hơn sẽ được dùng để may rèm cửa. Từ đặc điểm bóng bẩy, có nhiều dạng hoa văn vô cùng độc đáo, chính vì thế giúp cho không gian nhà của chúng ta trở nên sang trọng hơn. Và đặc tính ít bám bụi cũng giúp tiết kiệm hơn chi phí vệ sinh.
Làm gối, drap giường…
Vải taffeta để may vỏ gối, đệm, drap giường sẽ giúp cho phòng ngủ bạn trở nên sang trọng, tinh tế. Loại vải này không bị nhăn nhúm sẽ rất tiện cho bạn dọn dẹp và trang trí.
Làm lớp lót
Để giúp cho áo trông dày dặn và tránh làm da chó cảm giác khó chịu, người ta thường dùng vải Taffeta để may lớp lót cho áo khoác.
Một số lưu ý khi sử dụng vải Taffeta
- Vải Taffeta (Tapta) nên được giặt khô hoặc giặt bằng nước lạnh. Vì được làm từ sợi tổng hợp nên vải taffeta có thể tự giặt tại nhà một cách dễ dàng.
- Vải taffeta không nên giặt bằng nước nóng, bởi nước nóng có thể làm cho thuốc nhuộm phai màu, quần áo nhanh hư hỏng
- Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng.
- Để tránh tình trạng hỏng phom dáng của trang phục ta không nên vắt hoặc xoắn.
- Nên phơi ở thoáng gió, không nên phơi ở ánh nắng trực tiếp.
- Nên là ủi ở nhiệt độ thấp nếu cần.
- Vải Taffeta (Tapta) không thấm hút mồ hôi, vì vậy bạn không nên sử dụng khi trời nắng, việc không thấm hút mồ hôi sẽ làm cho bạn cảm thấy nóng nực và khó chịu.
- Chúng ta phải có số đo chính xác nhất vì vải không co giãn.
Nhà cung cấp vải taffeta uy tín trên thị trường hiện nay
Quý khách muốn tìm một công ty chuyên sản xuất phân phối cung cấp vải sợi giá sỉ nói chung và vải teffeta (tapta) nói riêng đẹp và thời trang?
Phương Thành Silk chuyên cung cấp vải phi Tapta (Taffeta) Cao Cấp hàng loại 1. Sản phẩm được chúng tôi kiểm tra nghiêm ngặt qua nhiều công đoạn và giao hàng nhanh chóng ngay khi có đơn.
1. Sợi dệt ra mộc. 2. Mộc nhuộm thành phẩm. 3. Vải thành phẩm trong cây sẽ được kiểm tra trước khi giao cho khách.