Đối với những bác tài mới bắt đầu tập lái, bị lúng túng và bỡ ngỡ khi điều khiển xe là điều khó tránh khỏi. Ở mỗi dạng địa hình, bác tài cần có những cách xử lý phù hợp để đảm bảo an toàn cho bản thân và hàng hóa. Dưới đây, Đại lý Siêu Thị Xe Tải Van sẽ tổng hợp cho bạn những kỹ năng lái xe an toàn cần thiết nhất dành cho người mới tập lái.
Để lái xe an toàn bạn cần chuẩn bị điều gì?
Làm thế nào để chạy xe an toàn, giảm thiểu tối đa xảy ra những trục trặc, mất kiểm soát là câu hỏi luôn được đặt ra đối với những ai muốn làm nghề tài xế. Để trả lời câu hỏi này, các chuyên gia an toàn giao thông đã đưa ra những điểm như sau:
- Bạn phải được đào tạo qua trường lớp khi thi cấp giấy phép lấy xe. Nếu tự học, cần phải nghiêm túc, tìm hiểu kỹ càng và nắm rõ kỹ thuật điều khiển với loại xe mình lái. Đây là yếu tố tiên quyết để đảm bảo hiểu rõ kiến thức lái xe an toàn.
- Bạn cần rèn luyện kỹ năng phán đoán, đánh giá đúng với gặp mọi tình huống khi điều khiển xe, nhất là những lúc tránh xe ô tô đi ngược chiều hoặc qua giao lộ. Đây là tố chất mà những người lái xe phải có.
- Tài xế luôn cẩn thận và phải bình tĩnh trong mọi tình huống, nhất là trong trường hợp bất khả kháng, bác tài cũng phải biết “chọn tai nạn” để giảm thiểu tổn thương cho bản thân và hạn chế tối đa va đập hư hại phương tiện.
Luôn lái xe trong tư thế ngồi hợp lý để đảm bảo sự minh mẫn và dễ dàng phản xạ. Lưu ý không nên ngồi tư thế “co ro” và phải cảm nhận chiếc xe bằng cả cơ thể của mình. Chẳng hạn, khi qua những vòng cua gấp chắc chắn cơ hông của bạn sẽ cảm nhận đầu tiên. Chính vì thế, khi lái xe bác tài cần phải ngồi đúng tư thế, cũng không nên thư giãn quá mức để kịp thời cảm nhận từ xe và mặt đường.Rẽ trái tại ngã tư đông xe để đảm bảo an toàn: lúc nhường các xe chạy ngược chiều bác tài nên giữ cho bánh xe thẳng và không vội vã quay vô lăng. Bởi lẽ chẳng may bị đâm từ phía sau nếu bánh xe bạn đang quay sang trái thì chắc chắn xe sẽ bị hất sang làn đường của xe ngược chiều và gây ra tai nạn. Đây cũng là một trong những bí quyết lái xe ô tô an toàn.
Xem thêm: Xe SKD là gì? Phân biệt về các loại xe ô tô CKD, SKD, CBU, FBU
Kỹ năng lái xe an toàn mà tài xế cần lưu ý
Làm quen với các thao tác lái xe tải nhỏ & lớn, ô tô
Bạn cần làm quen với xe trước khi điều khiển bất kỳ chiếc xe nào. Các động tác như côn, cần số, phanh, ga,… bạn nên tập lúc xe chưa khởi động để quen tay và nhớ được thứ tự khi lái. Sau đó tập điều chỉnh vô lăng, ghế lái, gương chiếu hậu sao cho ngồi được thoải mái nhất và góc quan sát toàn diện nhất. Nên nhớ luôn luôn phải thắt dây an toàn để đảm bảo an toàn trong cả chuyến đi.
Học cách xoay bàn chân theo hình chữ V
Học cách để chân là một trong những kỹ năng cơ bản để lái xe an toàn. Vị trí để chân đúng là chân trái đặt trên bệ đỡ trên xe số tự động hoặc đặt trên côn. Gót chân phải đặt cố định, xoay kiểu chữ V di động giữa hai bàn đạp ga, phanh.
Biết cách lùi chuồng xe chính xác, an toàn
Thành thạokỹ năng lùi chuồng xe là một lợi thế với các bác tài, nhất là khi di chuyển vào những nơi đông đúc hay những khu vực hạn chế không gian đỗ xe. Nắm chắc kỹ thuật này, chắc chắn bạn sẽ không còn sợ những bãi đậu có vị trí đỗ khó hoặc những bãi xe đông đúc nữa. Trợ thủ đắc lực hỗ trợ khi lùi chuồng là camera lùi và cảm biến đỗ xe.
Bình tĩnh xử lý khi xe bị trượt bánh
Khi vào khúc cua, xe bị trượt bánh trước hay bánh sau đều là những trường hợp nguy hiểm. Khi gặp tình huống này, bạn đừng nhả chân ga hoặc chân phanh quá nhanh và cũng không nên tăng tốc nếu đang đi trên đường trơn, ướt. Việc duy trì tốc độ là cách xử lý tốt nhất khi gặp phải tình huống này.
- Trường hợp bị trượt bánh trước: không đạp phanh liên tục, chỉ giảm tốc bằng cách bỏ chân ga. Những dòng xe có trang bị sẵn hệ thống ABS, bác tài có thể sử dụng phanh nhưng lưu ý chỉ nên đạp nhẹ không nên đạp lút. Sau đó trả lái về hướng thẳng hoặc gần thẳng để chiều lăn và trượt của lốp trùng nhau giúp lốp lấy lại độ bám đường nhanh hơn. Sau khi đã giảm tốc và độ bám đường trở lại, lúc này bạn nên đánh lái theo hướng vào cua để xe tiếp tục di chuyển.
- Trường hợp bị trượt bánh sau: đừng cố chống lại, không được nhìn theo hướng xe đang xoay mà bắt buộc phải nhìn theo hướng muốn tới. Đánh lái ngược về hướng muốn tới để ngăn cản hiện tượng xoay tròn của xe. Bác tài có thể đạp mớm ga để lấy lại độ bám cho bánh sau.
Xem thêm: Phân biệt phanh đĩa và phanh tang trống
Trang bị hệ thống an toàn cho xe tải (hệ thống ABS, ESC)
- Hệ thống ABS: là trang bị giúp người mới lái xe ô tô an toàn có nhiệm vụ kiểm soát tốt vô lăng và duy trì sự ổn định bằng cách giữ bánh xe không trơn trượt, không bị khóa trên mặt đường. Khi hệ thống ABS kích hoạt, bác tài sẽ nghe được tiếng bánh xe khóa - mở và sự run nhẹ của chân phanh.
- Hệ thống ESC: là hệ thống điện tử tích hợp bộ cảm biến nhằm duy trì sự cân bằng của xe của xe khi phát hiện xe có nguy cơ bị ngã, lật. Nguyên lý hoạt động của ESC là giảm mô men xoắn của động cơ và dùng lực phanh lên từng bánh xe mỗi khi cần thiết. Khi tính chất công việc của bạn phải di chuyển trên nhiều cung đường xấu, trơn trượt, nhiều ổ gà thì bạn có thể trang bị hệ thống này để đảm bảo an toàn hơn.
Kể cả mùa đông cũng nên bật điều hòa xe lên
Rất nhiều người có suy nghĩ khi nhiệt độ xuống thấp thì không nhất thiết phải sử dụng điều hòa khi điều khiển xe. Nhưng theo các chuyên gia khi đưa ra hướng dẫn lái xe an toàn, ngay cả khi tiết trời lạnh hay vào mùa đông thì việc bật điều hòa trong xe vẫn có những lợi ích nhất định.
- Bật điều hòa khoảng từ 20-26 độ C sẽ làm giảm độ ẩm tích tụ trong xe từ đó mang đến nguồn nhiệt ổn định thoải mái cho người bên trong. Khi bản thân thoải mái, tinh thần làm việc sẽ cao hơn công việc cũng từ đó cũng nhẹ nhàng hơn.
- Không chỉ mang đến sự thoải mái, bật điều hòa còn hút hơi ẩm bên trong cabin xe hạn chế được nấm mốc sinh sôi. Nhiệt độ cân bằng sẽ làm giảm hơi nước, kính xe cũng không bị mờ sương.
- Bật điều hòa sẽ giúp hệ thống làm mát hoạt động trơn tru hơn, tuần hoàn khắp hệ thống. Các lót cao su và hệ thống đường ống của xe luôn trong tình trạng hoạt động tốt là do trong các chất làm mát có chứa một chất bôi trơn, không bị khô. Trong thời gian dài nếu bạn không bật điều hòa, nước làm mát sẽ không di chuyển xung quanh đồng nghĩa với việc chất bôi trơn cũng không hoạt động trên các bộ phận cao su gây ra tình trạng cạn chất làm mát và rò rỉ đường ống. Khi gặp phải sự cố này, tài xế phải bổ sung thêm chất làm mát hoặc nặng hơn là thay cả ống cao su cho xe. Vì thế, dù điều kiện nhiệt độ có giảm, bạn vẫn phải nên bật điều hòa để tránh mất tiền sửa chữa.
Sử dụng phanh tay đều đặn
Hãy sử dụng phanh tay thường xuyên ngay cả khi bạn không đỗ xe ở góc để đảm bảo nó không bị đơ. Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng phanh tay trong trường hợp thời tiết rất lạnh để má phanh không bị đóng băng.
Thường xuyên kiểm tra xe, phòng sự cố trên đường
Kiểm tra và bảo dưỡng xe định kỳ là điều bắt buộc để đảm bảo phương tiện luôn luôn trong trạng thái vận hành tốt nhất. Kiểm tra đèn xe, phanh xe, bơm bánh xe hoặc thay bánh nếu thấy quá mòn, thay dầu dớt định kỳ,… đều là những hoạt động cần thiết. Ngoài ra, nếu phát hiện xe có những tiếng động lạ, phải nhanh chóng kiểm tra và khắc phục ngay. Điều này có thể là báo hiệu động cơ xe đang có vấn đề.
Một lưu ý rằng, bác tài luôn phải dự phòng trên xe những đồ cần thiết như dây thừng, búa, đèn báo nguy hiểm, bánh xe và các dụng cụ sửa chữa để kịp thời xử lý khi có tình huống khẩn cấp xảy ra. Bên cạnh đó, thêm vào danh bạ những số quan trọng như cứu hộ, an ninh.
Xem các dự báo thời tiết trước khi khởi hành
Trước khi bắt đầu chuyến đi nào, bạn cũng nên xem dự báo thời tiết ở những nơi mình sẽ đến. Điều này sẽ giúp bạn lường trước được những rủi ro sẽ xảy ra và có cách dự phòng và xử lý kịp thời nhất là trong trường hợp chỉ đi một mình.
Xem thêm: 10+ Kinh nghiệm lái xe đường sương mù
Chú ý giữ khoảng cách với các xe khác
Đây là kỹ năng lái xe an toàn cơ bản nhất mà bất kỳ tài xế nào cũng phải biết. Tuy nhiên đối với các thành phố lớn đông đúc người hiện nay thì điều này thật sự không hề dễ dàng. Vì thế, bạn nên tìm những chỗ đường vắng hoặc nhờ một người đi theo để hỗ trợ mình.
Để giữ khoảng cách với các xe khác bạn cần tập tiến dần tới và dừng trước khi va chạm vào xe trước. Luyện tập nhiều bạn sẽ cảm nhận được bao nhiêu là khoảng cách an giữa xe mình và xe khác. Do cấu tạo đầu xe khác nhau nên chiều dài cũng khác nhau vì thế bạn nên luyện tập nhiều cho thành thạo dần.
Không chở quá trọng tải cho phép
Mỗi dòng xe đều có quy định tải trọng nhất định bắt buộc tài xế phải tuân thủ. Tuy nhiên bác tài thường xem nhẹ điều này để tiết kiệm chi phí và công sức nên đã chở nhiều hàng hóa trong một lần. Chở vượt tải trọng sẽ khiến xe càng nặng, trì xuống đè lên khung xe và lốp xe làm tiêu hao nhiều nhiên liệu. Chở hàng vượt tải trọng vừa làm giảm độ bền của động cơ vừa giảm độ an toàn của bản thân khi di chuyển trên xe.
Ngoài ra, tài xế cần lưu ý đến hàng hóa vận chuyển. Những hàng hóa để trên nóc xe sẽ bị tác động bởi lực cản của gió và khí động học gây tiêu tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.
Xem thêm: Quy định chở người xe tải
Quan sát an toàn qua gương chiếu hậu
Gương chiếu hậu giúp tài xế qua sát phía sau đường và hai bên để tránh bị cọ thành xe, tạt đầu xe. Tuy nhiên nhiều bác tài mới tập lái sẽ hay mắc lỗi chỉ quan sát đằng trước mà không xem gương chiếu hậu. Đây là một thiếu sót vô cùng thiếu kinh nghiệm khi làm tài xế. Đặc biệt khi lùi xe, gương chiếu hậu đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Không phanh xe bằng chân trái
Phanh xe bằng chân trái là một kỹ thuật khó thường được các tay đua chuyên nghiệp thực hiện. Bằng cách giữ được tốc độ xe, tốc độ động cơ và kiểm soát được trượt bánh sau, kỹ năng này giúp bác tài quay xe nhanh hơn. Muốn học được kỹ năng này đòi hỏi bác tài phải luyện tập thường xuyên và lâu dài. Thế nhưng khi tham gia giao thông, bác tài không nên sử dụng kỹ năng này. Bởi lẽ đường chật hẹp và xe đông, bạn sẽ không thể đảm bảo thực hiện chính xác và tránh được va chạm vì thế không nên thực hiện để tránh sự cố đáng tiếc.
Không lái xe tải trong trạng thái không tỉnh táo
Không uống dùng chất có cồn rượu, bia khi tham gia giao thông là điều mà bất kỳ ai cũng phải biết dù di chuyển bằng phương tiện nào. Nếu biết trước sẽ dùng rượu, bia thì bạn nên đi xe taxi hoặc xe công nghệ thay vì tự lái. Trong trường hợp không có kế hoạch trước, bạn nên nhờ ai đó tỉnh táo để cầm tay lái.
Chắc chắn rằng bạn luôn trong trạng thái tỉnh táo khi lái xe, nhất là trong những chuyến đi đường dài. Tình trạng thiếu ngủ sẽ dễ diễn ra trong lúc lái xe và nếu bạn chợt ngủ quên thì có thể sẽ xảy ra tai nạn. Ngoài ra, trước khi lái xe bạn không nên dùng thuốc cho chất gây buồn ngủ.
Quan sát kỹ càng khi lùi xe, đỗ xe
Trước khi đỗ xe, tài xế cần lựa chọn đoạn đường có độ rộng, vị trí phù hợp để lùi xe. Bạn cần kiểm tra xung quanh hạn chế tối đa điểm mù trước khi lên xe. Bởi lẽ, khi ở ngoài xe bạn sẽ dễ dàng quan sát và nhận ra chướng ngại vật trước hoặc sau xe của mình mà khi ngồi ở ghế lái sẽ không thấy được.
Sau khi đã quan sát, bật đèn cảnh báo để xe khác nhường đường. Chỉnh gương chiếu hậu sao cho vừa quan sát được vị trí bánh xe sau vừa có được góc rộng và rõ ràng hơn. Chỉ thực hiện thao tác lùi xe từ từ khi quan sát thấy xung quanh an toàn. Tài xế lùi xe theo nguyên tắc, lùi bên nào thì vô văng quay về phía bên đó với tốc độ chậm kết hợp quan sát.
Xem thêm: Kinh nghiệm lùi xe chính xác
Cầm vô lăng đúng tư thế
Cầm vô lăng đúng cách là kỹ năng lái xe an toàn không thể bỏ qua. Có nhiều cách đặt, tuy nhiên để dễ kiểm soát và thoải mái nhất khi lái, bạn nên đặt tay ở vị trí 9 giờ - 3 giờ. Đây được xem là tư thế tốt nhất khi lái xe trên những hành trình dài giúp tay đỡ mỏi.
Kỹ thuật quay đầu xe tải an toàn
- Bước 1: Giảm tốc độ, bật đèn tín hiệu khi quay đầu: nếu di chuyển với tốc độ cao, quá trình quay đầu xe sẽ rất khó diễn ra nhất là ở những cung đường hẹp. Do đó, bác tài cần giảm tốc sau đó bật đèn báo hiệu đúng bên muốn quay đầu trước khi đến vị trí quay xe khoảng 20m. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn có thể dừng xe vài giây để đánh lái chỗ đồng thời quan sát tình hình giao thông qua gương. Đây là kỹ thuật lái xe an toàn cho cả người điều khiển lẫn người xung quanh.
- Bước 2: Luôn trong trạng thái sẵn sàng chân phanh và tránh xa chân ga. Hai bộ phận này rất dễ nhầm lẫn với nhau nhất là đối với những người mới tập lái. Vì thế chỉ cần một sai suất nhầm lẫn cũng sẽ dễ gây ra tình huống nguy hiểm đến bạn. Nếu muốn điều chỉnh tốc độ tiến/lùi khi quay đầu xe, người điều khiển chỉ nên dùng chân phanh và côn (nếu xe số sàn). Thực hiện nhả phanh từ từ, giữ xe tốc độ chậm kết hợp quan sát xung quanh để đánh lái. Ghi nhớ chân phanh luôn sẵn sàng để dừng xe kịp lúc tránh khỏi những trường hợp không mong muốn.
- Bước 3: Luôn luôn phải chú ý đầu xe khi quay đầu. Một số bác tài thường chọn cách chạy vào trong hẻm sau đó lùi ra quay đầu. Tuy nhiên đây không hẳn là giải pháp hợp lý vì chỉ làm cho quá trình quay đầu trở nên khó khăn hơn mà thôi. Nhiều bác tài lâu năm chia sẻ rằng, khi đánh lái ở không gian hẹp thì đầu xe phải là phần được ưu tiên hơn, nghĩa là luôn phải hướng về nơi có không gian rộng rãi. Khi đó thao tác quay đầu xe sẽ linh hoạt hơn, thân xe sẽ xoay được góc lớn hơn. Nếu không gian quay đầu không đủ lớn, bạn nên thực hiện cách lùi xe vào ngõ để quay đầu.
- Bước 4: Nhìn qua vai để quan sát kết hợp với gương chiếu hậu để hạn chế điểm mù. Chỉ quan sát qua gương chiếu hậu và quay đầu hai bên thật sự chưa đủ, đặc biệt là đường hẹp. Bạn nên nhìn qua vai để quan sát bao quát hơn. Lưu ý, chỉ nhìn qua vai và nhìn hai bên, tuyệt đối không quay cả người vì dễ khiến xe bị trượt phanh, chân ga hoặc chệch lái gây nguy hiểm.
- Bước 5: Sang số. Nhiều bác tài hay quên việc phải chuyển số tiến khi đã lùi xe xong và kết quả là xe lao về phía trước không chủ đích. Do đó phải luôn ghi nhớ, sau khi tiến hay lùi bạn cần phải sang số lùi/ tiến tương ứng rồi mới thực hiện đánh lái xe đi tiếp.
- Bước 6: Mở cua hay đánh vô lăng. Khi đã thực hiện xong tất cả các bước trên, tài xế tiến hành mở của. Quá trình đánh lái có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào việc tài xế mở cua như thế nào kể cả lúc tiến hay lùi.
Lưu ý: Kỹ thuật lái xe ô tô an toàn này này phụ thuộc vào kích cỡ xe vì thế đòi hỏi chủ xe phải cảm nhận và đánh giá được không gian xung quanh phương tiện của mình. Để nắm rõ kỹ năng trên, tài xế phải luyện tập khá nhiều đấy nhé.
Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật lái xe lên dốc và xuống dốc cao
Chú ý quan sát các biển báo an toàn
Để đảm bảo tuân thủ đúng luật và an toàn cho chuyến đi, người điều khiển xe bắt buộc phải luyện tập thói quen quan sát và đọc hiểu mọi biển báo giao thông. Mỗi biển báo, tín hiệu giao thông đều có quy định riêng. Trên thực tế, có nhiều người tuy có bằng lái xe nhưng vẫn không hiểu được thông điệp của biển báo. Đừng để sự thiếu hiểu biết của bạn mất tiền một cách đáng tiếc.
Sự thật rằng những người mới hoặc thậm chí các tài xế lâu năm cũng không chú ý đến việc làm thế nào để phản ứng với các tín hiệu khi tham gia giao thông như tín hiệu khẩn cấp, còi, đèn pha/lõi, đèn báo rẽ,… Đây chính là lỗi vô cùng đáng trách của các bác tài. Do đó, bạn nên có kiến thức về những biển báo này trước khi cầm tay lái điều khiển xe.
Ngoài ra, không nên chạy theo đuôi của những chiếc xe có kích thước lớn vì rất dễ làm bạn mất tầm nhìn và không thấy biển báo quy định.
Thắt dây an toàn đúng chuẩn và nói không với rượu bia
Đây không phải là kỹ năng mà việc mà là quy định bắt buộc đối với mọi người lái và đi xe. Điều này không chỉ tài xế mà mọi người khi tham gia giao thông đều phải biết. Tài xế nên tập thói quen thắt dây an toàn ngay khi lên xe để đảm bảo an toàn trong suốt hành trình.
Chuẩn bị đủ các giấy tờ cần thiết khi lái xe tải
Bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ về cá nhân và phương tiện của mình bất kỳ lúc nào khi tham gia giao thông. Những loại giấy tờ đó là căn cước công dân, giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe, bảo hiểm xe,… Không chỉ khi vi phạm bạn mới xuất trình những loại giấy tờ này mà công an giao thông có thể kiểm tra chứng bất kỳ lúc nào khi bạn tham gia giao thông.
Xem thêm: Mua xe tải cần giấy tờ gì?
Mua bảo hiểm xe đầy đủ
Mua bảo hiểm cho phương tiện là điều cần thiết. Dù bạn là người mới tập lái hay tài xế chuyên nghiệp thì cũng không tránh khỏi việc va chạm. Bảo hiểm xe sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí sửa chữa. Do đó, khi tham gia giao thông bạn cần phải tìm hiểu và mua bảo hiểm.
Chú ý cẩn thận khi lái xe tải vào ban đêm
Đối với người mới tập lái, chạy xe vào ban đêm là điều khá khó khăn. Bởi lẽ các mối nguy hiểm có thể rình rập ở bất kỳ đâu khiến bạn không xử lý kịp.
Lái xe buổi tối sẽ nguy hiểm hơn ban ngày, đặc biệt đối với những tuyến đường không có đèn hay đường quê. Ngoài ra, ánh đèn pha của những xe đi ngược chiều sẽ giảm chói mắt bạn. Khi gặp những trường hợp này, bạn nhớ bật đèn thích hợp, chú ý đèn pha và đèn cốt của mình và điều khiển xe đi chậm lại.
Đồng thời luôn luôn sử dụng tín hiệu xe để vượt/ tránh xe. Vì thế cần phải kiểm tra kỹ lưỡng đèn xe và đèn báo hiệu trước khi di chuyển vào ban đêm. Hơn nữa, để đảm bảo tầm nhìn tốt vào ban đêm tài xế cũng cần làm sạch tấm kính chắn gió của xe.
Khi gặp phương tiện khác tới di chuyển ngược chiều xe, bạn nên bật chùm tia thấp và chỉ nhìn theo vạch sơn trắng, hàng cột đánh dấu hoặc đường chéo bên phải ở mép đường, để căn chỉnh. Tuyệt đối không nhìn trực tiếp vào đèn pha của xe đó.
Khi đến ngã tư, người điều khiển xe cần bật đèn pha ngay lập tức để quan sát đường. Nên nhớ chỉ dừng xe khi thực sự cần thiết, luôn để chùm tia thấp và tắt đèn pha khi đã quan sát xong. Đây là kỹ năng cơ bản nhất không thể bỏ qua để lái xe an toàn.
Đề phòng khi lái xe trong thời tiết xấu
Lái xe trong thời tiết xấu có mưa gió lớn, sương mù,… dễ dẫn đến tai nạn giao thông. Để vượt qua những điều kiện xấu này, bắt buộc tài xế phải điều khiển xe chậm lại, tốt nhất nên thấp hơn giới hạn tốc độ và duy trì khoảng cách xa với phương tiện phía trước. Với những tuyến đường cong, tài xế phải thật cẩn thận và quan sát xung quanh khi đánh lái. Nếu tiết trời tồi tệ hơn, bạn nên tìm chỗ dừng lại hoặc tìm con đường khác dễ đi hơn. Đó chính là lý do bạn nên xem dự báo thời tiết trước khi bắt đầu hành trình của mình.
Kinh nghiệm lái xe an toàn vượt qua vùng nước ngập
Nếu không tránh được và bắt buộc phải di chuyển qua những con đường bị ngập nước, bác tài phải giảm tốc độ xe ngay hoặc dừng xe hẳn. Trước khi lội nước, hãy bật đèn chiếu sáng và đèn báo nguy hiểm để đánh giá mức độ sâu của mực nước.
Sau đó tắt hệ thống điều hòa vì nếu xe ngập nước, cánh quạt hút gió hoạt động sẽ dẫn nước vào khoang động cơ sâu hơn. Khi đã tắt điều hòa, bạn cần hạ cửa kính xuống một chút để lưu thông không khí vào bên trong. Song song đó, sang về số sàn (số 1) hoặc số tay về mức thấp L1 hoặc D1 và cố gắng giữ vòng tua máy ở mức cao nhất có thể.
Kinh nghiệm khi di chuyển qua những con đường này là đừng đi quá nhanh để nước không tràn vào khe hở họng gió, khoang động cơ và nắp ca pô. Tuy nhiên không nên đi quá chậm, không đều ga vì điều này sẽ làm nước có thời gian tràn vào ống xả gây chết máy.
Khi đã qua khỏi những chỗ ngập nước, đi thêm một đoạn rà phanh để vơi bớt nước trên đĩa phanh rồi hãy kiểm tra lại gầm xe, động cơ.
Trong trường hợp xe bị chết máy khi xuống nước, bạn nên gọi ngay cứu hộ tuyệt đối không khởi động lại động cơ vì rất dễ dẫn đến tình trạng thủy kích, hư hỏng xe nặng nề. Đồng thời, bạn cần quan sát xem nước có vượt qua mép sàn xe hay chưa. Nếu đã vượt, tuyệt đối không mở cửa để tránh việc nước tràn vào hư nội thất và hệ thống điện của xe.
Video chia sẻ kinh nghiệm lái xe ô tô an toàn, đúng kỹ thuật
Để lái xe an toàn tại công ty vận tải, tài xế phải được huấn luyện an toàn lao động
Dựa vào quy định Chính Phủ, thuộc Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP được ban hành vào ngày 8/10/2018 và thủ tục hành chính thuộc vi phạm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thông tư số 06/2020/TT-BLĐTBXH, Mục 16 của Danh mục công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động cho những công việc như trực tiếp lái, sửa chữa, bảo hành xe ô tô các loại.
Theo đó, người lao động phải được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và tuân thủ theo nội dung, thời gian, chương trình huấn luyện và việc cấp thẻ an toàn lao động được trình bày trong Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, người trực tiếp tham gia lái xe, sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô của tất cả các Công ty vận tải phải được huấn luyện an toàn lao động và cấp thẻ theo quy định.
Lời kết
Trên đây là những kỹ năng lái xe an toàn cơ bản nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Trước khi cầm tay lái nhất là những tài mới, nên nắm vững kiến thức và thành thạo về các thao tác di chuyển của phương tiện mình điều khiển để đảm bảo an toàn bản thân và cả những người xung quanh.
Nếu bạn đang cần tìm mua một chiếc xe tải van chất lượng, giá tốt, nhiều kích thước, mẫu mã thì cửa hàng của chúng tôi - Siêu Thị Xe Tải Van đảm bảo đáp ứng được mọi yêu cầu của bạn. Chúng tôi cam kết cung cấp đến tay khách hàng những sản phẩm chính hãng với chính sách giá tốt nhất thị trường. Bên cạnh đó, cửa hàng chúng tôi còn đảm bảo quyền lợi người mua thông qua các dịch vụ hậu mãi như bảo hành, bảo dưỡng xe định kỳ, đội ngũ kỹ thuật và tư vấn viên sẵn sàng hỗ trợ bạn, các chương trình tri ân khách hàng,… Đại lý Siêu Thị Xe Tải Van đang có nhiều ưu đãi cực sốc cho tất cả các sản phẩm, hãy gọi cho hotline 0934.102.234 để được tư vấn cụ thể hơn.
Bài viết liên quan
- Một số mẹo lái xe số sàn tránh giật khi khởi động
- Giữa xe số sàn và xe số tự động, nên mua xe nào?
- Hướng dẫn cách đề ba đơn giản
- Kinh nghiệm lái xe trong khu dân cư an
- Những kinh nghiệm chạy xe số sàn
- Góc giải đáp: Kỹ thuật quay đầu xe 03 điểm là gì?
Thông tin liên hệSiêu Thị Xe Tải Van - Chuyên các dòng xe van chính hãng
- Địa chỉ: 4 Đ. Song Hành, Trung Mỹ Tây, Q.12, TP. Hồ Chí Minh
- Email: [email protected]
- Hotline: 0934.102.234
- Hỗ trợ kỹ thuật : 0904 862 863
- Hotline cứu hộ : 0988 566 079