I - Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
1. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Sinh trưởng và phát triển là những đặc trưng cơ bản của sự sống.
Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, từ đó, làm cho cơ thể lớn lên.
Phát triển là những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.
2. Nhận biết mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
Trong vòng đời của sinh vật, các giai đoạn sinh trưởng và phát triển diễn ra đan xen với nhau.
- Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thái mới. Ví dụ: Hạt nảy mầm lớn lên thành cây mầm, cây mầm lớn lên thành cây con, cây con đạt được mức độ sinh trưởng nhất định thì nở ra nụ, nụ lớn lên thành hoa, hoa thành hạt và quả.
- Tốc độ sinh trưởng diễn ra không đồng đều ở các giai đoạn khác nhau. Ví dụ: Người sinh trưởng nhanh nhất ở giai đoạn thai nhi 4 tháng tuổi và giai đoạn dậy thì.
II - Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
1. Vị trí, chức năng của mô phân sinh
Sinh trưởng ở thực vật là sự tăng lên về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể thực vật.
Thực vật sinh trưởng nhờ hoạt động của mô phân sinh - nhóm tế bào chưa phân hoá nên còn duy trì được khả năng phân chia. Có hai loại mô phân sinh chính là mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
- Mô phân sinh đỉnh có ở đỉnh rễ và các chồi thân (gồm chồi ngọn hay còn gọi là chồi đỉnh và chồi nách), giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều dài.
- Mô phân sinh bên giúp thân, cành và rễ tăng về chiều ngang.
2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật gồm:
- Giai đoạn từ khi hạt nảy mầm thành cây mầm đến cây non rồi đến cây trưởng thành
- Giai đoạn từ khi cây bắt đầu ra hoa, tạo quả và hình thành hạt.
III - Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Quá trình sinh trường và phát triển ở động vật gồm các giai đoạn khác nhau ở mỗi loài.
Ví dụ: vòng đời của ếch trải qua các giai đoạn: giai đoạn trứng, giai đoạn phôi, giai đoạn nòng nọc, giai đoạn nòng nọc 2 chân, giai đoạn nòng nọc 4 chân, giai đoạn ếch con và giai đoạn ếch trưởng thành. Từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn ếch trưởng thành xảy ra nhiều sự biến đổi khác nhau về hình thái.
1. Sinh trưởng là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
2. Phát triển là những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm 3 quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ qua của cơ thể.
3. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mất thiết với nhau. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển. Phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.
4. Thực vật sinh trưởng nhờ các mô phân sinh. Mô phân sinh đỉnh có ở đỉnh của rễ và đỉnh chồi giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều ngang.
5. Mỗi sinh vật trong quá trình sống đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau gọi là vòng đời. Vòng đời của sinh vật khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi loài.