Tốc độ phát triển kinh tế luôn đồng hành cùng đô thị hóa, kéo theo hàng loạt nhu cầu xây dựng từ nhà ở, nhà xưởng đến các công trình nghỉ dưỡng. Bổ sung nhân lực ngành xây dựng là yêu cầu thiết yếu, trong đó công nhân xây dựng luôn chiếm tỷ trọng lớn. Hôm nay, quân sư TalentBold sẽ chia sẻ cặn kẽ mọi thông tin về vị trí công việc này, qua đó, người lao động sẽ có thêm sự lựa chọn giá trị cho định hướng nghề nghiệp. MỤC LỤC: 1- Công nhân xây dựng là ai? 2- Công việc của công nhân xây dựng 3- Yêu cầu đối với công nhân xây dựng 4- Mức thu nhập của công nhân xây dựng cao không? 5- Những đặc trưng chỉ có tại công nhân xây dựng 6- Cơ hội việc làm công nhân xây dựng >>>> Xem thêm: Việc làm Xây dựng
1- Công nhân xây dựng là ai?
Công nhân xây dựng là những cá nhân thuộc nhóm lao động phổ thông, đảm nhận các công việc cần sử dụng nhiều sức lực trong ngành xây dựng. Mỗi công nhân xây dựng sẽ được bố trí một công việc lao động tay chân cụ thể như thợ xây, thợ tô, thợ lát gạch, phụ hồ…
Họ là những người được có tay nghề, có kỹ thuật xây dựng, được đào tạo từ trường lớp hoặc đào tạo, hướng dẫn trực tiếp tại thông qua công việc tại công trình xây dựng.
2- Công việc của công nhân xây dựng
2.1. Làm móng, đóng cột bê tông
Xác định độ sâu của móng, vị trí đào móng
Lựa chọn đúng loại sắt, cắt đúng kích thước, phù hợp từng hạng mục của nền móng (vỉ móng, cổ móng, đà kiềng)
Phối hợp làm việc nhịp nhàng cùng bên cung cấp sắt làm móng
Canh chỉnh kích thước và đổ móng theo tiêu chuẩn kỹ thuật
Lựa chọn sắt làm cột bê tông, đóng coppha, đổ cột bê tông
2.2. Xây dựng công trình
Đọc hiểu bản vẽ thiết kế, nắm rõ các kỹ thuật tạo đường nét kiến trúc khi xây dựng
Trộn hồ, lựa gạch, xây tường, tô tường, sơn tường… theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
Tiến hành xây dựng các chi tiết tạo kiểu dáng kiến trúc, ngăn phòng theo chỉ đạo của tổ trưởng kỹ thuật hoặc chủ thầu xây dựng.
Triển khai hoàn thiện nhà vệ sinh, tô tường, sơn nước, lát gạch nền, ốp tường…
- Lắp đặt hoàn thiện hệ thống điện, nước, dây cáp, đèn chiếu sáng… theo bản thiết kế.
>>> Bạn có thể xem thêm: Công nhân là ai? Tất tần tật về nghề công nhân
2.3. Hỗ trợ hoạt động xây dựng
Lắp ráp giàn giáo, khuân vác nguyên vật liệu, tiếp ứng trang thiết bị cho công nhân xây chính
Trộn vữa, lau chùi, quét dọn khu vực thi công, đảm bảo không gian thoáng, an toàn trong quá trình xây dựng
Bảo dưỡng, vệ sinh, cất giữ… trang thiết bị đúng quy định sau mỗi ngày thi công.
Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của chủ thầu hoặc thợ chính
2.4. Tham mưu, giải quyết vấn đề phát sinh
Phát hiện các sai sót phát sinh trong quá trình triển khai công việc
Báo cáo trực tiếp với tổ trưởng kỹ thuật, giải đáp thắc mắc về nguyên nhân sai sót
Nghiên cứu cùng các bộ phận xây dựng để tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.
Sử dụng trang thiết bị cẩn thận, an toàn, có ý thức giữ gìn tài sản chung.
Lập dự toán, báo cáo nghiệm thu công trình
Tham gia tập huấn, nâng cao tay nghề theo quy định của tổ chức quản lý…
3- Yêu cầu đối với công nhân xây dựng
Do tính chất công việc đặc thù, đòi hỏi nhiều sức lực và cả kỹ năng nghiệp vụ nên khi tuyển dụng công nhân xây dựng, nhà tuyển dụng luôn hướng đến những yêu cầu sau:
3.1. Kỹ năng xây dựng thực tế
Nhà tuyển dụng không yêu cầu ứng viên phải có trình độ học vấn cao nhưng thay vào đó, tùy vào phần nhiệm vụ chuyên môn đảm nhận, ứng viên sẽ được yêu cầu về các kỹ năng phục vụ xây dựng sau:
Hiểu kỹ thuật và an toàn kỹ thuật trong xây dựng
Nắm rõ tính chất các loại vật liệu xây dựng, cách sử dụng trang thiết bị hỗ trợ
- Đọc hiểu bản vẽ thiết kế, bản vẽ kỹ thuật…
3.2. Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm
Toàn đội xây dựng là một tập thể liên kết chặt chẽ giữa các phần nhiệm vụ, nhưng khi triển khai thực hiện, mỗi cá nhân phải phát huy tối đa năng lực của mình, chủ động thực hiện công việc theo kế hoạch đã giao phó. Do đó, một công nhân xây dựng phải có phối hợp linh hoạt khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập.
3.3. Kỹ năng xử lý tình huống nhanh nhẹn
Dựa trên kinh nghiệm và kỹ năng tích lũy trong quá trình làm việc, mỗi công nhân xây dựng ngoài việc hiểu rõ nhiệm vụ mình phải thực hiện thì còn phải nhạy bén ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong phạm vi quyền hạn cho phép. Ví dụ khi trời mưa thì chuyển vào làm khu vực bên trong công trình, khi phát hiện vết nứt thì chủ động xử lý theo kỹ thuật đã thống nhất…
3.4. Sức khỏe tốt, chịu khó
Xây dựng là công việc vất vả, với công nhân xây dựng trực tiếp thi công từng hạng mục chi tiết thì càng vất vả hơn. Vì vậy, nhà tuyển dụng luôn chọn những ứng viên chịu khó, không ngại cực khổ, có sức khỏe tốt để có thể gắn bó lâu dài.
4- Mức thu nhập của công nhân xây dựng cao không?
Công việc nặng nhọc, yêu cầu về kỹ năng, lại phải thường xuyên ở ngoài trời nên mức thu nhập của công nhân xây dựng hiện đang ở mức tốt. Tùy theo vị trí đảm nhận và mức độ yêu cầu tay nghề xây dựng mà mức lương sẽ có sự dao động khác nhau:
Công nhân chuyên phụ hồ, hỗ trợ công nhân xây dựng chính thì thu nhập 150.000 - 350.000 đồng / ngày
Công nhân xây dựng chính, có tay nghề tốt, thu nhập 300.000 - 600.000 đồng / ngày
Đây là mức thu nhập khi làm việc chính thức theo hợp đồng lao động dài hạn tại doanh nghiệp xây dựng, còn những công nhân xây dựng làm việc tự do sẽ có mức thu nhập theo ngày cao hơn từ 100.000 - 200.000 đồng nhưng số lượng công trình không đều, và thường chỉ được mua bảo hiểm y tế tự nguyện, còn những phúc lợi khác (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, khám sức khỏe định kỳ…) như tại doanh nghiệp thì sẽ không có.
Lương được trả theo tháng (làm cho doanh nghiệp) hoặc trả theo tuần (làm tự do). Ngoài tiền lương chính thức, công nhân xây dựng có thể được thêm khoản phúc lợi khi tăng ca để chạy công trình, đi công trình ở tỉnh xa, tiền cơm trưa… cũng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập.
>>> Bạn có thể quan tâm: Công nhân may là gì? Tất tần tật thông tin về một công nhân may
5- Những đặc trưng chỉ có tại công nhân xây dựng
5.1. Khí hậu làm việc khắc nghiệt
Thường xuyên làm việc ngoài trời, lúc nắng lúc mưa, nhiệt độ thay đổi thất thường là môi trường làm việc mà công nhân xây dựng phải đối mặt. Do đó, yếu tố sức khỏe của người lao động rất quan trọng, nếu không có một sức khỏe tốt, thích ứng tốt điều kiện khí hậu thì sẽ khó trụ lại với nghề.
5.2. Môi trường làm việc ô nhiễm
Xi măng, cát mịn, vôi vữa, sơn nước… đều có thành phần bụi mịn, người công nhân xây dựng phải trực tiếp tiếp xúc khi làm việc, dễ gây ảnh hưởng sức khỏe về lâu dài. Để hạn chế điều này, những chiếc khẩu trang y tế, khẩu trang phòng độc, hay găng tay bảo hộ sẽ được một số đơn vị sử dụng lao động cung cấp nhưng không phải nơi nào cũng thực hiện.
5.3. Khu vực làm việc trên cao
Các công trình xây dựng cao tầng là xu thế của thời đại, vì vậy, công nhân xây dựng thường xuyên phải tác nghiệp ở những khu vực cao. Dù có giàn giáo, áo dạ quang, mũ bảo hộ, đai an toàn… hỗ trợ nhưng bản thân mỗi công nhân xây dựng vẫn phải luôn chú ý đến an toàn cá nhân, nhất là khi công trình chỉ mới triển khai phần thô.
5.4. Ngày nghỉ không ổn định
Những công trình nhỏ thì công nhân xây dựng có thể được nghỉ ngày chủ nhật ổn định, nhưng với những công trình lớn, tiến độ rất quan trọng, tình trạng công nhân làm việc suốt tuần, thậm chí tăng ca vẫn thường diễn ra.
5.5. Không giới hạn độ tuổi và giới tính
Nữ giới thường đảm nhận những công việc hỗ trợ ở vai trò phụ hồ hoặc công tác hậu cần trong công trình xây dựng. Còn nam giới sẽ đảm nhận những công việc mang tính kỹ thuật hoặc có độ nặng nhọc cao. Về độ tuổi tuyển dụng thì những công nhân xây dựng chính sẽ an tâm hơn, vì tay nghề càng lâu năm, kinh nghiệm càng nhiều sẽ càng được trọng dụng.
6- Cơ hội việc làm công nhân xây dựng
6.1. Công nhân xây dựng làm việc ở đâu?
Loại hình công trình xây dựng hiện nay rất đa dạng, khu vực nội thành thì phổ biến là các công trình nhà phố, hoặc tòa nhà cao ốc văn phòng. Còn khu vực tỉnh thì đa dạng hơn, có thêm cả các công trình homestay, resort, cầu đường… Người công nhân xây dựng sẽ phải chuẩn bị tâm lý di chuyển nơi làm việc theo khu vực công trình, có thể ăn ngủ ở ký túc xá ngay tại công trường. Điều này sẽ giúp mọi người tiết kiệm nhiều thời gian di chuyển, nghỉ ngơi nhiều hơn.
6.2. Xu hướng việc làm
Công trình xây dựng ngày nay không chỉ phát sinh từ nhu cầu ổn định nơi ở, an cư lạc nghiệp, mà còn phục vụ mục đích kinh doanh hoặc thể hiện vị thế của bản thân với xã hội. Đồng nghĩa hoạt động xây dựng sẽ không ngừng được mở rộng, nhu cầu tuyển dụng công nhân xây dựng sẽ không ngừng tăng cao nhưng mức độ cạnh tranh cũng sẽ rất lớn. Do đó, công nhân xây dựng phải không ngừng trau dồi, nâng cao tay nghề.
6.3. Tìm việc công nhân xây dựng như thế nào?
Nguồn tin tuyển dụng có trên:
Trang web tuyển dụng trực tuyến: Vieclamtot.com, Jobstreet.vn, Vieclam24h.vn, …
Hội nhóm mạng xã hội Facebook: Hội thợ hồ và công nhân xây dựng, Việc làm xây dựng miền Nam…
Trang web chính thức của doanh nghiệp xây dựng
Hoặc đến tận công trình đang thi công để liên hệ người phụ trách và xin ứng tuyển.
Công nhân xây dựng là đội ngũ trực tiếp kiến tạo nên những công trình xây dựng phục vụ xã hội. Đây là một trong những nhóm công việc có nhu cầu tuyển dụng công nhân cao nhất hiện nay. Nhu cầu làm việc khắc nghiệt nhưng không đòi hỏi cao về học vấn, được đào tạo kỹ thuật và có mức thu nhập tốt. Vì vậy, quân sư TalentBold nhận thấy đây là một lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho những lao động phổ thông có sức khỏe và có mong muốn phát triển trong ngành xây dựng.
- Chi tiết liên hệ: Talentbold - We bold your talents Hotline: 077 259 1080 Mail: sales@talentbold.com Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet