Sinh viên mới ra trường hầu như chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc cũng như kỹ năng chuyên môn hỗ trợ việc phát triển công việc tương lai sau này. Vậy làm thế nào để CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp của bạn trở nên nổi bật và để lại dấu ấn trong nhà tuyển dụng? Hãy cùng TopCV tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
Tại sao cần CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp?
Hiện nay, có nhiều sinh viên năng động đã tự tìm cho mình những việc làm thêm hoặc vị trí thực tập sinh ở các công ty/doanh nghiệp để có thể bổ sung kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân trước khi rời ghế nhà trường.
Hầu hết, khi đi phỏng vấn ở các vị trí nhân viên làm thêm hay thực tập sinh, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu phải nộp CV trước khi được phỏng vấn trực tiếp. Đây là điều bắt buộc với mọi đối tượng dù bạn là người có kinh nghiệm, sinh viên mới ra trường hay chưa ra trường.
Dưới đây là những lý do cần CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp:
- Thông qua CV, bạn có thể gửi lời giới thiệu ngắn gọn đến nhà tuyển dụng. CV cũng được xem như “công cụ tiếp thị” của bản thân bạn để từng bước theo đuổi công việc mơ ước.
- Gia tăng cơ hội tìm kiếm việc làm: Đối với sinh viên, trở thành thực tập sinh là cơ hội quý báu để học hỏi, phát triển kỹ năng và có được kinh nghiệm thực tế. Một CV chuyên nghiệp sẽ giúp sinh viên tự tin hơn khi ứng tuyển vào các vị trí thực tập, thể hiện rõ năng lực và mong muốn học hỏi của bản thân.
- Phát triển kỹ năng cá nhân: Quá trình tạo CV sẽ giúp sinh viên tự đánh giá và nhận thức rõ về bản thân, từ đó nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu và kỹ năng cần phát triển. Đây là cơ hội để sinh viên xác định rõ hướng đi trong tương lai và làm việc để cải thiện bản thân.
Tóm lại, việc tạo và cập nhật CV ngay từ khi còn là sinh viên chưa tốt nghiệp không chỉ giúp họ tận dụng được các cơ hội phát triển chuyên môn và cá nhân mà còn là bước đệm quan trọng để chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai.
Để tiết kiệm thời gian và chuẩn bị sẵn CV trong 5 phút? Hãy truy cập ngay vào TopCV.vn. Tại đây bạn dễ dàng tạo CV online và download với vô vàn mẫu CV theo các ngành nghề chỉ bằng một cú nhấp chuột.
Tạo CV ngay
CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp cần những thông tin gì?
Tùy vào từng vị trí mà bạn ứng tuyển hoặc từng lĩnh vực, những thông tin cần đưa vào CV có thể khác nhau. Tuy nhiên, đối với mẫu CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp, bạn có thể tham khảo những nội dung cần thiết dưới đây.
Giới thiệu bản thân trong CV
Đối với các mẫu CV xin việc cho sinh viên hay người đã có kinh nghiệm, giới thiệu bản thân luôn là phần bắt buộc nên có trong mỗi CV. Đây sẽ là phần giúp nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn khi bạn được chọn vào vòng phỏng vấn trực tiếp.
Đối với phần giới thiệu bản thân trong CV cho người chưa có kinh nghiệm thì cần phải có các thông tin sau:
- Họ tên
- Ngày tháng năm sinh/ Tuổi
- Địa chỉ, nơi sinh sống hiện tại
- Số điện thoại liên hệ
- Địa chỉ các trang mạng xã hội như Facebook, Linkedin, v.vv.. (nếu có)
Ví dụ:
"Đỗ Phương Anh
Sinh ngày: 4/4/1998
Địa chỉ cư trú: Phường A, quận X, Hà Nội
Số điện thoại: 097xxx
Địa chỉ email: phuonganh1998@gmail.com
Địa chỉ Facebook: http//:facebook.com/xxx"
Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp chính là vị trí công việc hoặc đích đến mà bạn mong muốn, lộ trình bạn sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình.
Đối với CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp, bạn cần thể hiện rõ ràng mục tiêu của bạn phù hợp với vị trí, công việc, lĩnh vực mà bạn đang ứng tuyển.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm yếu tố “dài hạn” trong mục tiêu nghề nghiệp, bởi không doanh nghiệp/công ty nào muốn tuyển những nhân sự chỉ làm việc một thời gian, sẽ tốn kém đến chi phí đào tạo và tuyển dụng của họ.
Ngoài ra, khi viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp, tại phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn có thể chia thành 2 phần là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Cụ thể:
- Mục tiêu ngắn hạn: Dự định, kế hoạch trong tương lai gần cho công việc của bạn.
- Mục tiêu dài hạn: Những đích đến lớn hơn, có tính quyết định cũng như có ảnh hưởng đến sự nghiệp trong tương lai của bạn.
Ví dụ:
Mục tiêu nghề nghiệp của Thực tập sinh Tester: "Áp dụng những kiến thức được học và trang bị trường đại học để thực hiện nhiệm vụ được giao với hiệu quả và hiệu suất tối đa. Hướng tới trở thành Junior Tester trong vòng 1 năm tới và trở thành Senior Tester sau 3 năm tiếp theo."
Mục tiêu nghề nghiệp của Thực tập sinh Marketing: "Vận dụng các kiến thức và kỹ năng mà bản thân đã tích lũy được trong quá trình học tập và tham gia hoạt động để hoàn thành công việc được giao một cách hiệu quả. Từ đó hướng đến mục tiêu trở thành Senior Marketing trong 3 năm tới."
>>> Xem thêm: Những chia sẻ về mục tiêu nghề nghiệp trong CV mà bạn cần biết
Trình độ học vấn
Vì chưa có kinh nghiệm làm việc quá nhiều, nên khi viết mục trình độ học vấn trong CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Hãy để trình độ học vấn cao nhất ở đầu tiên. Các dòng tiếp theo sẽ theo thứ tự thời gian gần nhất đến xa nhất.
- Không cần thiết phải ghi thông tin về các cấp học là cấp 1, cấp 2. Bạn chỉ cần để thông tin từ đại học, cao đẳng, trung cấp, v.vv.. Đối với cấp 3, bạn có thể để thông tin nếu đó là những trường nổi bật hoặc có những thông tin nổi bật liên quan đến cấp bậc này.
- Thành tích học tập là điều nhiều sinh viên thường quên ghi vào CV của mình. Nếu bạn có thành tích học tập tốt với điểm số cao, có các học bổng, giải thưởng, bằng khen, v.vv.. hãy thêm vào CV để ghi điểm với nhà tuyển dụng.
- Một mẹo rất hay để CV của bạn ấn tượng với nhà tuyển dụng là bạn có thể chia nhỏ các phần về quá trình học vấn như chuyên môn, thành tích, chứng chỉ, giải thưởng, v.vv..
- Đối với những vị trí ứng tuyển không cùng chuyên môn với ngành học, bạn nên giảm bớt những kiến thức chuyên môn không liên quan, thêm thông tin về các khóa học mà bạn đã tham gia có liên quan đến lĩnh vực ứng tuyển.
Ví dụ:
Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Marketing
Điểm GPA: 3.7/4
Kinh nghiệm làm việc
Đối với CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp thường sẽ không có nhiều thông tin về phần kinh nghiệm việc làm. Tuy nhiên tại mục này, bạn có thể liệt kê những hoạt động đã tham gia trong quá trình ngồi trên ghế nhà trường như:
- Hoạt động tình nguyện
- Các hoạt động cộng đồng khác đã từng tham gia
- Các công việc part time đã từng làm như: phát tờ rơi, giao hàng, nhân việc phục vụ, v.vv..
Các thông tin này khi trình bày nên liệt kê theo thứ tự từ công việc gần nhất đến công việc xa nhất, mỗi công việc chỉ nên để những kỹ năng liên quan đến vị trí, lĩnh vực đang ứng tuyển, tránh dài dòng và liệt kê quá nhiều hoạt động.
Ví dụ:
"Nhân viên quán Cà phê A
Vị trí: Nhân viên phục vụ
Công việc chính:
- Nhận order từ khách hàng và giao cho nhân viên pha chế
- Tính tiền và thu tiền từ khách hàng
- Hỗ trợ thêm công việc tư vấn, chào bán sản phẩm cà phê của quán đến khách hàng
CLB Marketing trường ĐH Thương mại
Vị trí: Phó ban Truyền thông
Công việc chính:
- Lên ý tưởng và xây dựng kế hoạch truyền thông cho sự kiện của CLB (tuyển thành viên mới mỗi năm, cuộc thi Marketer tiềm năng, v.vv..)
- Xây dựng kế hoạch kêu gọi hỗ trợ chi phí cho các sự kiện của CLB
- Quản lý Fanpage và phân bổ nguồn nhân lực để phát triển page.
Hoạt động thiện nguyện - Mái ấm xanh của Đoàn trường
Vị trí: Nhân viên tình nguyện
Công việc chính:
- Trực tiếp tham gia các hoạt động thiện nguyện như phát quà, xây dựng kế hoạch tổ chức Trung thu, Quốc tế thiếu nhi, v.vv.. cho trẻ em tại Làng trẻ SOS tỉnh B.
- Tổ chức lớp học tình thường vào các dịp hè
- Thành viên nhóm xây dựng và lên kế hoạch nội dung cho Fanpage “Đi cùng Mái ấm xanh” để chia sẻ những hình ảnh, hoạt động tại Làng trẻ SOS"
Kỹ năng
Với người đã đi làm hoặc có kinh nghiệm làm việc, kỹ năng sẽ là phần nhỏ bên lề giúp CV của bạn có thêm điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, với CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp, khi kinh nghiệm làm việc chưa có nhiều thì bạn hãy tập trung làm nổi bật những kỹ năng cứng cũng như kỹ năng mềm của mình.
Nếu bạn có các kỹ năng liên quan đến vị trí, lĩnh vực tuyển dụng thì đừng ngần ngại thêm vào CV như kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế ảnh, chỉnh sửa video, kỹ năng viết content, v.vv.. hoặc các kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm.
Ví dụ:
- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Kỹ năng thuyết trình và làm việc nhóm hiệu quả
- Có thể thiết kế hình ảnh và chỉnh sửa video trên các công cụ như Capcut, canva, photoshop CS6
- Kỹ năng viết content chuẩn SEO cho website, nền tảng mạng xã hội
Giải thưởng, thành tích
Tương tự như mục học vấn, nếu bạn có các giải thưởng, thành tích, chứng chỉ hãy thêm vào CV. Điều này sẽ giúp bạn có thêm điểm cộng đối với nhà tuyển dụng.
Ví dụ:
- Học bổng học tập 4 kỳ liên tiếp
- Chứng chỉ Inbound Marketing
- Đạt danh hiệu Sinh viên 5 tốt 2020
>>> Có thể bạn quan tâm:CV xin học bổng và những điều bạn nên biết
Sau khi hoàn thiện CV, để tìm việc làm phù hợp và uy tín, bạn hãy truy cập ngay website TopCV.vn. Nền tảng TopCV với hơn 40 nghìn tin tuyển dụng từ những nhà tuyển dụng uy tín sẽ giúp bạn tìm kiếm được công việc yêu thích phù hợp với năng lực bản thân.
Tìm việc ngay
Ngoài CV bạn cũng nên nộp kèm lá thư xin việc khi gửi hồ sơ apply. TopCV hiện cung cấp miễn phí công cụ tạo Cover Letter miễn phí với rất nhiều mẫu đơn xin việc cho sinh viên chưa tốt nghiệp, bạn có thể tham khảo ngay để tự tay thiết kế cho mình một lá đơn xin việc đúng chuẩn, đẹp mắt.
Tạo Cover Letter ngay
Trọn bộ mẫu CV thực tập sinh tất cả các ngành
Hiện nay nhiều bạn sinh viên vẫn chưa biết cách trình bày CV ứng tuyển cho vị trí thực tập sinh - tấm vé thông hành đưa các bạn tới vòng phỏng vấn của NTD. Sau đây TopCV sẽ giới thiệu đến bạn trọn bộ mẫu CV thực tập sinh cho các ngành nghề cụ thể. Bạn có thể theo dõi và sử dụng khi có nhu cầu:
Mẫu CV thực tập sinh Marketing
Đây thường là vị trí dành cho sinh viên đang theo học các ngành liên quan đến marketing, truyền thông. Thực tập sinh Marketing sẽ hỗ trợ nhân viên Marketing, tham gia vào các hoạt động tiếp thị của một tổ chức để học, áp dụng các chiến lược tiếp thị và quảng cáo.
Những nhiệm vụ thường gặp của thực tập sinh Marketing như:
- Hỗ trợ nghiên cứu về thị trường, đối thủ cạnh tranh, xu hướng ngành để hiểu rõ môi trường kinh doanh.
- Hỗ trợ trong việc phát triển và thực hiện chiến lược tiếp thị dựa trên nhu cầu và đặc điểm của khách hàng.
- Tạo và quản lý nội dung truyền thông, bao gồm cả viết bài blog, bài viết trên mạng xã hội, nội dung trang web để thu hút và giữ chân khách hàng.
- Tham gia hỗ trợ tổ chức và thực hiện các sự kiện tiếp thị như hội chợ, triển lãm, hoặc các chương trình khuyến mãi.
Đối với vị trí này, khi viết CV bạn nên tập trung vào các hoạt động liên quan đến Marketing mà bạn đã tham gia, có thể CLB tại trường đại học, các việc làm part time, v.vv.. Ngoài ra đừng quên đề cập đến những kỹ năng giúp ích cho việc thực hiện tốt các công việc liên quan đến marketing - truyền thông, ví dụ như kỹ năng thiết kế, edit video, v.vv..
XEM CHI TIẾT
>>> Khám phá việc làm thực tập sinh Marketing có lương trên TopCV để kết nối với những nhà tuyển dụng uy tín và chất lượng:
Apply TTS Marketing
Mẫu CV thực tập sinh Kinh doanh
Thực tập sinh kinh doanh là những người học việc tại phòng kinh doanh của một tổ chức, doanh nghiệp. Họ sẽ hỗ trợ nhân viên kinh doanh chính thức thực hiện các công việc như liên lạc với khách hàng theo nguồn data có sẵn, chuẩn bị tài liệu liên quan đến khách hàng, nghiên cứu hoặc tìm kiếm các khách hàng mục tiêu, v.vv.. Qua đó tích lũy kiến thức cho bản thân.
Công việc của một thực tập sinh kinh doanh thường bao gồm:
- Hỗ trợ nghiên cứu và tìm kiếm khách hàng mục tiêu
- Liên lạc với khách hàng theo nguồn data có sẵn của bộ phận kinh doanh
- Hỗ trợ tư vấn và giải đáp các thông tin liên quan đến tính năng của sản phẩm với khách hàng
- Hỗ trợ nhân viên kinh doanh chính thức các công việc như: chuẩn bị tài liệu, chuẩn bị các buổi thuyết trình, đặt phòng cho các cuộc họp nội bộ của phòng.
- Hỗ trợ ghi chép lại nội dung các cuộc họp
Khi tạo CV thực tập sinh Kinh doanh, bạn cần chứng minh được năng lực và mong muốn của bản thân khi ứng tuyển. Hãy cố gắng làm nổi bật kinh nghiệm mà bạn đã có liên quan đến kinh doanh và những kỹ năng mềm phục vụ tốt cho công việc này. Bạn có thể tham khảo mẫu CV sau:
XEM CHI TIẾT
>>> TopCV đang cập nhật nhiều việc làm thực tập sinh bán hàng, kinh doanh có lương tại các doanh nghiệp uy tín, apply ngay để kết nối việc làm thành công:
Apply TTS Kinh doanh
Mẫu CV thực tập sinh Kế toán
Thực tập sinh Kế toán là người tham gia vào các hoạt động kế toán của một tổ chức để học hỏi và áp dụng kiến thức kế toán vào môi trường thực tế. Vị trí này thường dành cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu sự nghiệp để có cơ hội trải nghiệm và phát triển kỹ năng kế toán.
Thông thường các thực tập sinh Kế toán sẽ thực hiện một số nhiệm vụ dưới đây:
- Hỗ trợ trong việc lập bảng cân đối kế toán, bao gồm cả bảng cân đối kế toán tổng hợp về lợi nhuận và lỗ.
- Hỗ trợ nhân viên kế toán kiểm tra và xác nhận thông tin tài khoản, đảm bảo tính chính xác của dữ liệu kế toán.
- Tham gia hỗ trợ các hoạt động như kiểm tra và xác nhận số liệu cuối kỳ, làm sạch dữ liệu và chuẩn bị báo cáo cuối kỳ.
- Học cách sử dụng các phần mềm kế toán và các công cụ quản lý tài chính để thực hiện công việc hiệu quả.
- Vị trí thực tập sinh kế toán thường đòi hỏi sự tỉ mỉ, tính cẩn thận trong công việc
Khi tạo CV apply vị trí thực tập sinh kế toán, bạn nên chú trọng làm nổi bật những thông tin về kỹ năng như sử dụng tin học văn phòng tốt, tỉ mỉ và cẩn thận để ghi điểm với nhà tuyển dụng. Ngoài ra, nếu đã từng làm các công việc part time như thu ngân thì hãy nêu rõ vì đâu cũng là lợi thế giúp CV thực tập sinh kế toán của bạn trở nên nổi bật hơn. Dưới đây là mẫu CV cho vị trí này mà bạn có thể tham khảo:
XEM CHI TIẾT
>>> TopCV update mới nhất các vị trí thực tập sinh Kế toán có lương, bạn đọc hãy tham khảo và apply ngay hôm nay:
Tìm việc TTS kế toán
Mẫu CV thực tập sinh IT/Lập trình viên
Thực tập sinh IT/Lập trình viên là người tham gia vào các hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin (IT) để học hỏi và áp dụng kiến thức vào môi trường thực tế. Vị trí này thường dành cho sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin, hệ thống mạng, v.vv.. hoặc người mới bắt đầu sự nghiệp để có cơ hội trải nghiệm và phát triển kỹ năng trong ngành IT.
Dưới đây là một số nhiệm vụ thường được thực hiện bởi thực tập sinh IT/Lập trình viên:
- Tham gia hỗ trợ quá trình phát triển phần mềm, viết mã, kiểm thử, thực hiện debug theo hướng dẫn của đội ngũ phát triển.
- Tham gia vào các dự án IT, theo dõi tiến độ và hỗ trợ nhân viên IT chính thức trong quản lý dự án.
- Theo dõi các xu hướng công nghệ mới, học hỏi nhanh chóng và thích ứng với các công nghệ và ngôn ngữ lập trình mới.
Khi ứng tuyển vị trí thực tập sinh IT/Lập trình viên, nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng với những ứng viên có kỹ năng về ngôn ngữ lập trình, đã từng hoạt động trong các dự án có liên quan đến công nghệ tại trường đại học hoặc làm thêm. Bởi vậy nếu bạn có thì hãy nêu rõ ra. Nếu không có, bạn hãy chú ý liệt kê những hoạt động khác như tham gia CLB về công nghệ thông tin hoặc thành tích trong quá trình học tập tại trường.
XEM CHI TIẾT
>>> TopCV đang cập nhật hàng trăm việc làm Thực tập sinh IT với thu nhập hấp dẫn, hãy click xem ngay để kết nối nhanh chóng với nhà tuyển dụng chất lượng:
Tìm việc TTS IT
Mẫu CV thực tập sinh Telesales
Vị trí thực tập sinh Telesales mang lại cơ hội cho người thực tập phát triển kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp, và sự tự tin khi làm việc với khách hàng qua kênh truyền thông từ xa. Vị trí này sẽ phù hợp với các bạn sinh viên (bao gồm cả những bạn mới ra trường) đang theo học các ngành liên quan đến kinh doanh, marketing, bán hàng.
- Nhiệm vụ chính của thực tập sinh Telesales thường bao gồm như:
- Tham gia vào các hoạt động bán hàng thông qua điện thoại.
- Hỗ trợ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, tư vấn và hỗ trợ khách hàng.
- Hỗ trợ xử lý các data, số liệu thô cho nhân viên Telesales.
Khi viết CV thực tập sinh Telesales, bạn nên làm nổi bật các kinh nghiệm và kỹ năng liên quan đến tư vấn, bán hàng, v.vv.. trong đó chú trọng đến kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và giải quyết vấn đề. Với vị trí này bạn có thể sử dụng mẫu CV sau:
XEM CHI TIẾT
Mẫu CV thực tập sinh Bán hàng
Thực tập sinh bán hàng là người tham gia vào các hoạt động bán hàng của một tổ chức như cửa hàng, công ty, doanh nghiệp. Vị trí này thường được thiết kế để cung cấp trải nghiệm thực tế và giúp phát triển kỹ năng bán hàng cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu sự nghiệp. Công việc, nhiệm vụ chính của thực tập sinh bán hàng thường bao gồm:
- Hỗ trợ cho nhân viên bán hàng tìm kiếm khách hàng mới, giới thiệu, tư vấn sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng.
- Hỗ trợ quá trình xử lý hồ sơ, giấy tờ liên quan đến mua bán hàng hóa.
- Hỗ trợ quá trình thực hiện các chiến dịch tiếp thị để tăng trưởng doanh thu cho tổ chức.
Để mẫu CV thực tập sinh bán hàng ghi điểm với nhà tuyển dụng, hãy chú trọng đến các việc làm thực tế liên quan đến kỹ năng bán hàng, kinh doanh mà bạn có. Trong đó, cần nêu bật được việc bạn đã vận dụng các kỹ năng đó như thế nào để bán hàng, tương tác với khách hàng. Dưới đây là mẫu CV mà bạn có thể tham khảo:
XEM CHI TIẾT
Mẫu CV thực tập sinh Hành chính văn phòng
Thực tập sinh hành chính văn phòng là người thực hiện các nhiệm vụ hành chính và quản lý văn phòng dưới sự hướng dẫn của nhân viên hoặc quản lý hành chính có kinh nghiệm. Vị trí này thường cung cấp cơ hội học hỏi và trải nghiệm thực tế cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực hành chính văn phòng.
Nhiệm vụ phổ biến của vị trí thực tập sinh hành chính văn phòng bao gồm:
- Tham gia vào các hoạt động liên quan đến quản lý thông tin, tổ chức tài liệu.
- Hỗ trợ các hoạt động hành chính hàng ngày.
- Tham gia vào các dự án cụ thể do bộ phận hành chính văn phòng quản lý.
Với tư cách là người học việc và mong muốn được áp dụng các kiến thức đã học vào việc quản lý và tổ chức hành chính văn phòng, CV của bạn nên làm nổi bật được các kỹ năng như tin học văn phòng, tổng hợp và sắp xếp dữ liệu. Ngoài ra, kinh nghiệm về các công việc như nhập liệu, sắp xếp và xử lý giấy tờ cũng là lợi thế khi bạn ứng tuyển, vì thế nếu có hãy đưa vào Cv của bạn.
XEM CHI TIẾT
Mẫu CV thực tập sinh Tư vấn
Vị trí thực tập sinh Tư vấn thường liên quan đến việc hỗ trợ và tham gia vào các hoạt động tư vấn trong một tổ chức hoặc công ty. Cụ thể, người thực tập sinh Tư vấn có thể đảm nhận các nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu và phân tích thông tin ngành, thị trường và các vấn đề liên quan.
- Hỗ trợ trong việc theo dõi tiến trình các dự án tư vấn, đánh giá hiệu suất và đề xuất cải tiến nếu cần.
- Liên lạc và gặp gỡ khách hàng để hiểu rõ nhu cầu của họ, trình bày giải pháp và giải đáp mọi thắc mắc.
- Hỗ trợ quản lý các mối quan hệ khách hàng theo yêu cầu.
- Thực hiện các công việc văn phòng, hành chính khác.
Đối với CV thực tập sinh tư vấn, bạn nên chú ý vào những thế mạnh về kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, cố gắng liệt kê những công việc sát với vị trí ứng tuyển để nhà tuyển dụng thấy được năng lực và tiềm năng của bạn cho vị trí này. Dưới đây là mẫu CV mà bạn có thể tham khảo:
XEM CHI TIẾT
Sau khi đã tự mình tạo ra bản CV chuyên nghiệp và ưng ý, bạn hãy cập nhật hàng nghìn việc làm dành cho Thực tập sinh trên TopCV để apply và kết nối với các nhà tuyển dụng uy tín:
Tìm việc Thực tập sinh
Mẫu CV thực tập sinh ngành Nhân sự
Thực tập sinh Nhân sự là người tham gia vào các hoạt động liên quan đến quản lý nguồn nhân lực trong một tổ chức. Dưới đây là một số nhiệm vụ thường được thực hiện bởi thực tập sinh Ngành Nhân sự:
- Hỗ trợ trong công đoạn tìm kiếm ứng viên, xác định nhu cầu tuyển dụng, tham gia vào các hoạt động phỏng vấn.
- Hỗ trợ tổ chức và quản lý các hoạt động đào tạo, phát triển nhân sự, và các chương trình khuyến khích sự nghiệp.
- Hỗ trợ giải quyết các vấn đề nhân sự, bao gồm cả xử lý khiếu nại và hỗ trợ trong quá trình giải quyết xung đột lao động.
- Hỗ trợ trong triển khai và tuân thủ các chính sách và quy trình nhân sự của công ty.
Khi tạo CV ứng tuyển vị trí này, bạn có thể tham khảo mẫu sau đây:
XEM CHI TIẾT
Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng vị trí thực tập sinh Nhân sự có lương. Bạn có thể tham khảo các vị trí tuyển dụng này ngay trên TopCV để tìm kiếm cho mình công việc như ý muốn:
Tìm việc TTS nhân sự
Mẫu CV thực tập sinh Tuyển dụng
Thực tập sinh tuyển dụng là nhân sự học việc tại bộ phận nhân sự của một tổ chức, doanh nghiệp. Họ sẽ hỗ trợ nhân viên chính thức thực hiện các công việc liên quan đến tuyển dụng nhân sự như sắp xếp CV, tìm kiếm các ứng viên tài năng, v.vv.. qua đó trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm cho bản thân.
Các công việc mà một thực tập sinh Tuyển dụng thường làm là:
- Hỗ trợ nhân sự tuyển dụng chính thức thực hiện các công việc như: sắp xếp CV, tìm kiếm ứng viên tiềm năng, đăng tin tuyển dụng, v.vv..
- Đảm nhận các công việc khác như: nhập liệu, sắp xếp hồ sơ nhân sự, chuẩn bị phòng họp, phòng phỏng vấn ứng viên
- Tìm hiểu, cập nhật liên tục các thông tin về thị trường tuyển dụng, mức lương của các ngành nghề
- Đảm nhận một số công việc của bộ phận lễ tân và hành chính khi cần
Khi viết CV Thực tập sinh tuyển dụng bạn hãy cố gắng nêu bật được kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân. Trong đó đặc biệt chú trọng đến các kỹ năng như giao tiếp, xử lý tình huống. Nếu bạn từng tham gia các hoạt động CLB ở trường đại học như tuyển dụng thành viên của CLB, lên kế hoạch xây dựng CLB, v.vv.. thì hãy ghi vào CV vì đây là một điểm cộng. Bạn có thể tham khảo mẫu CV dưới đây.
XEM CHI TIẾT
Mẫu CV thực tập sinh Ngân hàng
Thực tập sinh ngân hàng là vị trí được các ngân hàng tuyển dụng để hỗ trợ các công việc của một nhân viên ngân hàng chính thức. Họ sẽ vận dụng các nghiệp vụ chuyên ngành đã được đào tạo để thực hiện một số công việc như:
- Hỗ trợ tư vấn, giải đáp các vấn đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
- Chào đón và tiếp khách hàng đến thực hiện giao dịch
- Tìm kiếm các khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng của ngân hàng, v.vv..
Tùy vào từng vị trí thực tập khác nhau và thực tập sinh ngân hàng sẽ thực hiện các công việc khác nhau. Để viết CV ứng tuyển vị trí này, bạn có thể tham khảo mẫu CV sau:
XEM CHI TIẾT
Tìm việc TTS Ngân hàng
Mẫu CV thực tập sinh Giáo dục
Thực tập sinh Giáo dục là người làm việc tại các tổ chức giáo dục như trường học, trung tâm giáo dục, v.vv.. Họ sẽ vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được trau dồi trong quá trình học tập để thực hiện các công việc liên quan đến giáo dục như giảng dạy, tư vấn giáo dục, v.vv..
Thông thường thực tập sinh giáo dục sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tham gia trợ giảng cho các giáo viên chính thức
- Đứng lớp để hỗ trợ giải đáp các vấn đề liên quan đến bài học, khóa học cho học viên
- Sắp xếp lịch học cho các giáo viên chính thức
- Hỗ trợ tư vấn khóa học, v.vv..
Đối với vị trí này, khi viết CV bạn cần chú ý làm nổi bật được các kỹ năng như quản lý, sắp xếp; tư vấn; kỹ năng giao tiếp/thuyết trình, v.vv.. Sau đây là mẫu CV thực tập sinh Giáo dục bạn có thể tham khảo.
Mẫu CV thực tập sinh Dược phẩm
Thực tập sinh Dược phẩm là vị trí cung cấp cho sinh viên chuyên ngành Dược, Dược học cơ hội tiếp xúc với các hoạt động thực hành dược trong bệnh viện hoặc hệ thống chăm sóc sức khỏe tại chuỗi nhà thuốc, nhà thuốc tư nhân tại thành phố.
Đối với vị trí này, nhiệm vụ chính thường làm sẽ là:
- Hỗ trợ nhân viên chính thức sắp xếp các loại giấy tờ liên quan đến các loại thuốc theo từng hệ thống nhà thuốc
- Tư vấn khách hàng khi có nhu cầu mua các sản phẩm thuốc, dược phẩm
- Có thể tham gia vào các dự án nghiên cứu, thực hiện thử nghiệm và phân tích dược phẩm khi thực tập tại các công ty dược phẩm, v.vv..
Căn cứ vào từng đơn vị thực tập mà thực tập sinh dược phẩm sẽ đảm nhận các công việc khác nhau. Đối với CV thực tập sinh Dược phẩm, bạn có thể tham khảo mẫu CV sau:
Kết luận
Trở thành thực tập sinh đồng nghĩa với cơ hội trở thành nhân viên chính thức của công ty gần như trở thành hiện thực. Đặc biệt, với xuất phát điểm là sinh viên mới ra trường, vừa không có kinh nghiệm thực tế, vừa không có đủ kỹ năng mềm, còn nhiều lỗ hổng kiến thức thì việc trở thành thực tập sinh tại các công ty là mục tiêu của rất nhiều bạn trẻ.
Trên đây là một số thông tin cũng như lưu ý khi viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp, kèm theo các mẫu CV cho từng ngành nghề. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết cách viết CV thực tập sinh ghi điểm với nhà tuyển dụng, qua đó gia tăng cơ hội tìm kiếm việc làm. Chúc các bạn thành công!
Nguồn ảnh: TopCV/Sưu tầm