Bạn mong muốn con mình tài giỏi để sau này gặt hái nhiều thành công? Cùng với kiến thức và kỹ năng sống, con cũng cần được “ươm mầm” lòng nhân ái để tiến xa hơn trong tương lai.
Lòng nhân ái là gì?
Lòng nhân ái là tình yêu thương, mong muốn giúp đỡ người khác. Điều này thể hiện trong cuộc sống hằng ngày thông qua nhiều tình huống khác nhau. Lòng nhân ái cũng có nét tương đồng với lòng trắc ẩn, sự đồng cảm và lòng thương xót.
Trong quá trình phát triển tâm lý trẻ em, lòng nhân ái là một yếu tố quan trọng giúp con trưởng thành tốt hơn về mặt cảm xúc.
Biểu hiện của lòng nhân ái
Sự đồng cảm và thấu hiểu với những nỗi đau của người khác thể hiện lòng trắc ẩn bên trong. Ba mẹ hãy quan sát xem con có những biểu hiện của lòng nhân ái sau đây chưa nhé.
1. Con thích kết nối với người khác
Con không nhất thiết phải kết nối với mọi người xung quanh mình nhưng bé có lòng nhân ái sẽ thích các liên kết xã hội. Bé cũng có xu hướng tham gia vào những hoạt động mang tính cộng đồng. Ba mẹ sẽ thấy con có khả năng cảm nhận được cảm xúc của người xung quanh thông qua cách chào hỏi và trò chuyện.
>>> Tìm hiểu thêm: 13 cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép
2. Con có lối sống tình cảm
Lòng nhân ái ở con thường thể hiện qua những tiếp xúc tích cực. Đó thường là những cái ôm với ba mẹ. Không chỉ ba mẹ vỗ về con mà bé cũng có thể có hành động thể hiện sự yêu thương ba mẹ. Con cũng thích trò chuyện và lắng nghe các thành viên gia đình. Đây cũng là biểu hiện của bé có trí thông minh nội tâm cao.
3. Con có vốn từ biểu cảm tốt
Biểu hiện của lòng nhân ái ở bé còn được thể hiện qua vốn từ vựng. Con dễ nói ra được các trạng thái cảm xúc của mình như: vui vẻ, buồn bã, hài lòng, tức giận… Vốn từ của con phát triển nhanh theo thời gian và sẽ có thêm nhiều sắc thái mới: bất ngờ, bối rối…
4. Con nhạy cảm và dễ bị kích động
Nhiều bé có biểu hiện của lòng nhân ái thể hiện qua sự nhạy cảm với các yếu tố xung quanh. Con dễ nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hay thức ăn. Một số bé khác còn dễ bị kích động và thường bị cho là “bướng bỉnh”.
Tuy nhiên, những “em bé bướng bỉnh” này thực ra lại rất giàu lòng nhân ái vì nhiều cảm xúc bên trong khi bộc lộ ra thường rất mãnh liệt.
>>> Tìm hiểu thêm: Mách mẹ 12 cách dạy trẻ bướng bỉnh nhàn tênh
Ý nghĩa của lòng nhân ái
Khi hiểu được tầm quan trọng của lòng nhân ái với trẻ, ba mẹ sẽ tìm ra cách phù hợp để “ươm mầm” cho phẩm chất đặc biệt này.
1. Mang đến cảm xúc hạnh phúc
Lòng nhân ái sẽ mang đến cho con những cảm xúc tích cực. Khi đó, hormone endorphone sẽ được giải phóng giúp bé cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc. Con cũng sẽ có động lực để lan tỏa lòng nhân ái đến nhiều người xung quanh hơn.
2. Tăng cường sự tự tin
Bé trải qua cảm giác giúp đỡ người khác thường cảm thấy tự hào về bản thân hơn. Những hành động bé nhỏ cũng mang lại sự tự tin và lạc quan. Khi nhận thấy hành động có tác động tích cực, con sẽ có thôi thúc muốn phát huy lòng nhân ái của mình.
>>> Tìm hiểu thêm: 10 cách rèn luyện sự tự tin cho trẻ ngay từ nhỏ
3. Chia sẻ với con về lòng biết ơn
Khi ba mẹ tạo cơ hội cho con chứng kiến hoặc tham gia vào các hoạt động nhân ái, hãy chia sẻ với con về lòng biết ơn. Con sẽ cảm nhận được nhiều điều ý nghĩa từ những người kém may mắn hơn mình. Qua đó, con sẽ biết ơn và trân trọng những gì tốt đẹp mà mình đang có.
4. Cải thiện khả năng tập trung
Lòng yêu thương không chỉ mang lại tác động tích cực cho người khác. Hành động giúp đỡ người khó khăn còn làm tăng serotonin - chất đóng vai trò quan trọng trong học tập, ghi nhớ và kiểm soát tâm trạng. Serotonin giúp con cảm thấy dễ chịu, tập trung và khơi dậy sự sáng tạo nhiều hơn.
>>> Tìm hiểu thêm: Dạy bé tô màu đúng cách để khơi dậy sự sáng tạo
5. Hình thành nhân cách tử tế
Lòng tốt và sự tử tế sẽ giúp con tránh xa các hành vi gây tổn thương cho người khác. Bé có lòng nhân ái có cái nhìn rộng mở và đối xử tử tế hơn với mọi người xung quanh. Do đó, con dễ đồng cảm và không dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.
Cách dạy con về lòng nhân ái
Ngay từ nhỏ, bé đã có khả năng phát triển mạnh mẽ sự đồng cảm và tính dễ xúc động. Ba mẹ nên sớm tìm cách dạy trẻ về lòng nhân ái để con có thêm phẩm chất tốt đẹp trở thành “nhân tài” trong tương lai.
1. Dạy con thấu hiểu bản thân mình
Trước khi học cách yêu thương và đồng cảm với người khác, con phải thấu hiểu chính bản thân mình. Nhiều nghiên cứu cho thấy khi trẻ xác định được cảm xúc của mình, bé thường có những mối quan hệ lành mạnh.
Ba mẹ không nên áp đặt lối suy nghĩ lên trẻ mà hãy để con tự nói ra cảm xúc của mình bằng cách trả lời các câu hỏi. Ba mẹ có thể bắt đầu bằng: “Con cảm thấy buồn à?”. Nếu con vẫn còn e ngại, ba mẹ hãy chủ động gợi mở trước: “Hôm nay có nhiều bất ổn thật. Con đang cảm thấy thế nào?”
Để con nói ra được cảm xúc của mình, ba mẹ có thể dạy bé gọi tên các cảm xúc. Thậm chí, ba mẹ còn có thể lồng ghép bài học về cảm xúc thông qua bài học từ vựng tiếng Anh. Khi học đến chủ đề từ vựng về cảm xúc, ba mẹ hãy tạo cơ hội để trẻ diễn tả cảm xúc của mình.
>>> Tìm hiểu thêm: Tổng hợp 300+ từ vựng tiếng Anh cho bé theo từng chủ đề
2. Đặt con vào tình huống người khác
Ba mẹ có thể dạy trẻ về lòng nhân ái bằng cách gợi ý con đặt bản thân trong vị trí của người khác. Sự đồng cảm sẽ thúc đẩy lòng yêu thương một cách tự nhiên. Ba mẹ hãy cho con tưởng tượng bản thân ở trong hoàn cảnh tương tự để xem phản ứng của bé.
Việc đặt câu hỏi liên quan đến tình huống diễn ra trước mắt con sẽ hiệu quả hơn. Có rất nhiều câu chuyện diễn ra trong đời sống hằng ngày. Ba mẹ hoàn toàn có thể tận dụng chúng để đưa con vào tính huống tương tự và xem cách bé suy nghĩ.
3. Cùng con tham gia hoạt động tình nguyện
Lợi ích của hoạt động tình nguyện không chỉ là giúp đỡ cộng đồng. Bản thân người tham gia hoạt động tình nguyện cũng sẽ có tâm trạng tốt hơn. Để dạy trẻ về lòng nhân ái, ba mẹ nên cùng con tham gia các hoạt động tình nguyện tại địa phương.
Hoạt động dọn rác ở bãi biển hay đến giúp đỡ viện dưỡng lão thường phù hợp với những trẻ lớn. Các trẻ nhỏ hơn có thể bắt đầu bằng cách quyên góp sách vở, quần áo cho quỹ từ thiện.
4. Cùng con đọc sách về lòng nhân ái
Những cuốn sách hay sẽ giúp con hiểu ý nghĩa của lòng yêu thương. Đây là lúc bé được rèn luyện khả năng tư duy và sự đồng cảm. Ba mẹ hãy tìm cho con những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi. Các chủ đề về tình bạn sẽ dễ dàng để con làm quen và cảm thấy hứng thú.
Sau khi đọc xong, ba mẹ nên chuẩn bị sẵn những câu hỏi. Ba mẹ có thể yêu cầu con xác định biểu hiện của lòng nhân ái qua câu chuyện hay nhân vật nào là người có tấm lòng tử tế. Ngoài ra, việc đọc sách hay truyện song ngữ còn tăng cường khả năng ngôn ngữ ở bé nữa đấy.
>>> Tìm hiểu thêm: Học tiếng Anh qua truyện song ngữ Anh Việt hiệu quả
5. Hướng dẫn con thể hiện lòng nhân ái
Khi con đã hiểu lòng nhân ái là gì và ý nghĩa của lòng yêu thương con người thì bé nên học cách hành động. Ba mẹ nên hướng dẫn con thể hiện lòng nhân ái với mọi người xung quanh.
Thay vì ra lệnh cho con, ban mẹ nên đưa ra lời gợi ý để bé thực hiện. Ba mẹ có thể hỏi: “Con có muốn ôm bạn một cái không?” hay “Con có muốn đến giúp bạn không?” Ba mẹ cần để cho con tự đưa ra quyết hành động và cảm nhận giá trị tích cực từ lòng yêu thương.
6. Đưa con đi du lịch nhiều hơn
Ba mẹ nên cho con đi du lịch để tìm hiểu những điều mới mẻ, đồng thời giúp con “ươm mầm” lòng nhân ái. Văn hóa và lối sống của con người ở những nơi khác nhau dạy con cách tôn trọng sự khác biệt.
Tùy vào điều kiện của gia đình, ba mẹ có thể sắp xếp chuyến đi gần hay xa. Điều quan trọng là trải nghiệm mà con nhận được. Các chuyến đi thú vị sẽ để lại cho con những kỷ niệm đáng nhớ.
7. Giúp con hiểu hơn về thế giới xung quanh
Ba mẹ có thể dạy trẻ về lòng nhân ái bằng cách mở rộng tương tác của con. Khi con tiếp cận nhiều hơn với thế giới xung quanh, bé sẽ thấy rõ mối liên hệ giữa mình với mọi người. Cách này có thể được thực hiện thông qua các chương trình tin tức trên thế giới, sách báo…
Trong cuộc hành trình giúp con cảm nhận được lòng nhân ái là gì, vai trò “tấm gương” của ba mẹ rất quan trọng. Khi ba mẹ”ươm mầm” cho con những phẩm chất tốt đẹp từ nhỏ, con sẽ có nền tảng vững chắc để trở thành một “nhân tài” được nhiều người yêu mến trong tương lai.