Ag hóa trị mấy? Các tính chất và ứng dụng của Bạc
Bạc Ag có hóa trị 1 và là một kim loại chuyển tiếp có màu trắng, mềm dẻo. Bạc là kim loại mềm, dẻo, dễ uốn (cứng hơn vàng một chút)
- Tên gọi: Bạc (Tiếng Latinh là Argentum)
- Vị trí trong bảng tuần hoàn hóa học: Số 47 (Z = 47) nhóm IB, chu kỳ 5
- Bạc tồn tại ở dạng tinh thể lập phương tâm diện
Bạc là kim loại có tính dẫn điện cao nhất trong bất kỳ nguyên tố nào và có độ dẫn nhiệt cao nhất trong tất cả kim loại.
- Nhiệt độ nóng chảy của bạc: 961,78 độ C, (1234,93 K, 1763,2 độ F)
- Nhiệt độ sôi của bạc: 2162 độ C, (2435 K, 3924 độ F)
- Mật độ: 10,49 g·cm−3 (ở 0 độ C, 101.325 kPa)
Kim loại bạc xuất hiện trong tự nhiên ở dạng nguyên chất như bạc tự sinh hoặc ở dạng hợp kim với vàng và các kim loại khác. Bạc có ở trong các khoáng vật như argentit và chlorargyrit.
Hiện nay, hầu hết bạc được sản xuất là một sản phẩm phụ của điều chế đồng, vàng, chì, và kẽm.
Tính chất hóa học của Ag
Bạc có các tính chất hóa học như sau:
Tác dụng với phi kim
Ag không bị oxi hóa trong không khí dù ở nhiệt độ cao nhưng lại tác dụng với ozon.
Phương trình hóa học:
2Ag + O3 → Ag2O + O2
Tác dụng với axit
Ag không tác dụng với HCl và H2SO4 loãng nhưng lại tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3 hay H2SO4 đặc, nóng.
Các phương trình hóa học như sau:
2Ag + 2H2SO4 (đặc, nóng) → Ag2SO4 + SO2 + 2H2O
3Ag + 4HNO3 (loãng) → 3AgNO3 + NO + 2H2O
Tác dụng với các chất khác
Silver có màu đen khi tiếp xúc với không khí hoặc nước khi có mặt hidrosunfua H2S:
4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O
Bạc có độ dẫn điện tốt nhất
- Trong các kim loại, bạc dẫn điện tốt nhất tiếp theo đến các kim loại: đồng, vàng, nhôm, natri, wolfram…
- Tuy nhiên, vì giá thành khá cao nên chúng không được sử dụng để làm dây dẫn điện như đồng.
Các ứng dụng của bạc
Một số ứng dụng phổ biến của bạc có thể kể đến là:
- Bạc là một kim loại quý và có tính thẩm mỹ cao nên được sử dụng để làm đồ trang sức có giá trị, chủ yếu là bạc đủ tuổi, có chứa 92,5% bạc (còn gọi là bạc 925). Bên cạnh đó, bạc cũng được dùng làm vật trao đổi như vàng nhưng có giá trị thấp hơn.
- Muối halogen của bạc, điển hình là bạc nitrat được ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất phim ảnh.
- Ứng dụng trong sản phẩm điện và điện tử như mạch in, bàn phím, tiếp điểm điện cao áp,…
- Ứng dụng chế tạo gương có tính phản xạ cao.
- Ứng dụng bạc trong lĩnh vực nha khoa. Bạc được dùng làm răng giả hoặc bọc răng vì nó có độ mềm dẻo tốt, dễ uốn và an toàn, trơ với các hóa chất cũng như các tác nhân oxy hóa.
- Ứng dụng trong ngành hóa học, bạc được dùng làm chất xúc tác cho các phản ứng oxi hóa - khử.
- Ứng dụng trong y học, bạc có rất nhiều trong việc sản xuất các loại dược phẩm, làm chất kháng sinh sinh học.
- Bạc cũng được dùng làm chất khử trùng, Nó được sử dụng để ngăn nhiễm khuẩn do các vết thương từ hàng trăm năm trước, bởi ion bạc trong nước có thể tiêu diệt được đến 260 loại vi trùng, vi khuẩn, nấm… với nồng độ chỉ 0,1-0,01mg/l
- Bạc oxit được sử dụng làm cực dương trong pin.
Những ảnh hưởng của bạc đến sức khỏe con người
Mặc dù mang đến nhiều ứng dụng quan trọng trong cuộc sống hiện nay, nhưng bạc và các chất từ nó lại ảnh hưởng đến sức khỏe của con người khi sử dụng, tiếp xúc. Chính vì thế cần hết sức lưu ý để đảm bảo an toàn nhất:
- Muối bạc hòa tan, đặc biệt là AgNO3 có thể gây chết người ở nồng độ lên tới 2g (0,070 oz). nếu phát tán ra ngoài môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Khi chúng tiếp xúc với mắt có thể gây tổn thương giác mạc nghiêm trọng.
- Còn nếu tiếp xúc với da có thể gây kích ứng da, tình trạng này xảy ra nhiều lần và kéo dài với da có thể gây viêm da dị ứng.
- Khi hít phải gây chóng mặt, khó thở, đau đầu hoặc kích thích hô hấp, với nồng độ cực cao có thể gây buồn ngủ, nhầm lẫn, bất tỉnh, hôn mê hoặc nguy hiểm nhất dẫn đến tử vong.
- Chất lỏng hoặc hơi bạc có thể gây kích ứng da, mắt, cổ họng hoặc phổi.
- Nếu nuốt phải: Có thể gây khó chịu cho dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy. Chọc hút vật chất vào phổi có thể gây viêm phổi, thậm chí gây tử vong.