Khi nhắc đến những thương hiệu lớn, điều người ta liên tưởng đầu tiên đến chính là màu logo của thương hiệu đó. Từ đó cho thấy tầm quan trọng to lớn trong việc phối hợp màu sắc logo trong thiết kế nói chung và thiết kế website nói riêng. Vậy làm sao để tạo ra những logo sáng tạo. Hãy cùng Cánh Cam khám phá những ý tưởng phối màu sắc logo sau.
1. Nguồn gốc ý nghĩa của màu sắc logo
Vào năm 1666, nhà khoa học Isaac Newton đã phát hiện ra một khám phá mới mẻ về màu sắc. Đó là khi ánh sáng trắng chiếu rọi qua lăng kính, nó sẽ cho ra những tia sáng với nhiều màu sắc khác nhau. Và khi kết hợp nhiều màu sắc lại sẽ cho ra nhiều màu sắc đa dạng: đỏ và vàng sẽ ra màu da cam, màu vàng và xanh dương sẽ cho ra màu xanh là.
Sau khi khám phá mới mẻ của màu sắc này ra đời, người ra cũng nhận thấy rằng màu sắc cũng có thể tác động tới tâm lý con người bởi những ý nghĩa mà nó đem lại như: màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực hoặc ấm áp, màu xanh giúp kích thích khả năng sáng tạo và tạo cảm giác dễ chịu cho người nhìn.
Từ đó, ứng dụng của màu sắc vào logo dần được hình thành, bắt đầu từ những màu đơn giản đặt cạnh nhau sau đó là sự phối hợp hài hoà giữa các gam màu và các sắc độ.
>> Xem thêm Kích thước logo website chuẩn trong thiết kế
>> Xem thêm Các web thiết kế logo miễn phí
Về cơ bản, màu sắc của logo thường dùng để thể hiện những ý nghĩa như sau:
1.1 Sự liên kết về văn hoá
Thương hiệu là một phần của logo mà bạn không thể nhìn thấy bằng mắt thường bởi nó được gửi gắm nhờ màu sắc, những ký hiệu đặc biệt để tạo nên thông điệp muốn truyền tải tới khách hàng. Nói cách khác việc sử dụng màu sắc cũng là cách thể hiện ý nghĩa thương hiệu.
Đối với các doanh nghiệp trong quá trình mở rộng thị trường đều phải điều chỉnh một số chi tiết của logo để phù hợp và thích ứng với thị trường và khách hàng mới.
1.2 Mang tính thẩm mỹ
Màu logo thể hiện được phong cách của thương hiệu và gia tăng mức độ nhận biết nếu người thiết kế biết cách phối màu sắc logo hợp lý. Lựa chọn màu sắc không chỉ đem lại sự nhận diện cho thương hiệu cũng là cách một brand thể hiện được thẩm mỹ của mình thông qua việc chọn màu logo. Một logo có màu sắc đẹp sẽ dễ dàng thu hút được sự “hiếu kì” của những người xung quanh.
1.3 Liên quan đến quá trình tiến hoá
Màu sắc là một cách để nhận ra được quá trình “tiến hoá” của một thương hiệu cũng như sự phát triển của công nghệ.
- Vào những năm 1800, thời điểm này thực tế những logo chỉ là một hình vẽ hoặc ký hiệu nhằm mục đích trang trí hoặc minh hoạ. Lúc này hầu hết những logo chỉ được thiết kế với 2 màu đơn giản là đen và trắng cùng với phần chữ viết bằng tay.
- Năm 1800 - 1900: Cùng với sự đổi mới không ngừng, logo cũng được phát triển phức tạp hơn với những hình khối, chi tiết, kích thước đa dạng. Vào thời điểm này màu sắc cực chuộng là màu đỏ như trong thiết kế logo của Coca cola,…
- Đánh dấu sự ra đời của công nghệ in màu và sự phát triển rực rỡ của ngành công nghiệp quảng cáo vào năm 1900 - 1930. Logo được sử dụng rộng rãi trong các thương hiệu. Và từ đó màu logo cũng được đa dạng hơn bằng cách kết hợp màu sắc logo toạ ra những logo mang tính biểu tượng cho thương hiệu.
- Năm 1930 - 1980, với sự ra đời của hệ màu CMYK để phục vụ cho các phương tiện in ấn nhằm mục đích truyền thông thương hiệu. Những nhà thiết kế đồ hoạ nổi tiếng đã phát minh ra những nguyên tắc phối màu logo đơn giản nhưng vẫn được áp dụng đến nay.
- Năm 1980 đến nay, các thiết kế màu logo ngày càng được phát triển mạnh hơn bằng những màu sắc được kết hợp hài hoà với hình ảnh đơn giản, linh hoạt. Trở thành dấu ấn đặc trưng trong lòng khách hàng nhằm mục đích định vị thương hiệu.
2. Bí quyết phối màu logo đẹp, gây ấn tượng
Màu sắc vẫn luôn được coi là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong thiết kế logo, những cách phối màu thiết kế logo ấn tượng sẽ để lại ghi dấu sâu đậm trong lòng của công chúng. Vì thế cần hiểu rõ những bí quyết phối màu logo sau để có được những logo ấn tượng.
2.1 Nắm rõ vai trò của màu sắc
- Màu sắc có vai trò đặc biệt trong việc kích thích tâm lý, tình cảm và hình thành giúp hình thành ra hành vi và tinh thần cho con người.
- Màu sắc là hình thức bên ngoài thể hiện thị hiếu thẩm mỹ.
- Màu sắc logo bộc lộ được sứ mệnh và tầm nhìn của một doanh nghiệp. Một màu đỏ rực rỡ đam mê, màu xanh tươi trẻ, màu đen sang trọng huyền bí màu rêu thâm trầm sâu lắng, màu xanh tinh khiết,… Sự biến tấu màu logo phù hợp sẽ thể hiện được sự độc đáo và lôi cuốn ánh nhìn của công chúng đối với logo của mình.
2.2 Hiểu về tính chất màu sắc
Để nắm bắt rõ hơn về màu sắc kết hợp chúng ta cần tìm hiểu sâu hơn về tính chất của nó:
- Màu sắc là thuộc tính của cả vật thể và ánh sáng, nó bắt nguồn từ mắt hoặc não của người quan sát. Hay có thể nói, màu sắc là sự kết hợp của 3 yếu tố: vật thể, nguồn sát và người quan sát.
- Màu nóng: Bao gồm 3 màu chính là Đỏ, Vàng, Cam biểu trưng cho sự nhiệt huyết, năng lượng, mạnh mẽ.
- Màu lạnh: Xanh lá, Xanh dương và Tím là ba màu thuộc nhóm màu lạnh. Màu trung tính mang thể hiện sự tươi mát, bình tĩnh, thư giãn,..
- Màu trung tính: Thường màu trung tính áp dụng làm màu nền trong thiết kế logo và thương được phối với màu sắc nhấn sáng lớn. Ý nghĩa của màu trung tính bị tác động nhiều bởi các màu xung quanh.
2.3 Thứ bậc màu sắc
Màu sắc được chia ra thành những cấp bậc sau:
- Màu bậc 1 hay còn gọi là màu nguyên thuỷ bao gồm 3 màu chính sau đây: Vàng, Đỏ, Xanh lam. Những màu trên được coi là màu căn bản vì từ 3 màu này, tuỳ vào tỷ lệ pha trộn nhất định sẽ tạo ra các màu sắc khác nhau và không có màu nào pha được ra nó cả.
- Màu bậc 2 còn gọi mà màu phụ hay màu bổ túc: Cam, Tím, Lục. Chúng được gọi là màu bậc 2 vì được tạo ra bằng cách pha trộn 2 màu bậc 1 đứng cạnh nhau theo tỷ lệ bằng nhau. Ngoài ra vì màu bậc 2 có tác dụng xung hợp và làm tôn 2 màu bậc 1 theo cặp sau: Vàng được Tím bổ túc; Đỏ được Xanh lục bổ túc; màu Cam là màu bổ túc cho màu Xanh lam.
- Màu bậc 3 được tạo nên nhờ sự pha trộn giữa từng cặp màu bậc 1 và bậc 2 với nhau: Vàng chanh và cam ra vàng nghệ; Đỏ và Tím ra Tím đỏ; Tím và Xanh lam ra Chàm. Có thể nói bậc 3 là màu trung gian giữa bậc 1 và bậc 2.
- Tương tự, màu bậc 4 là sự hòa trộn giữa màu bậc 1 và bậc 3, bậc 2 và bậc 3 sẽ tạo ra 12 màu bậc 4. Từ cách pha trộn này chúng ta có thể thêm 24 màu bậc 5 và 48 màu bậc 6. Như vậy, sẽ có số lượng màu nguyên sắc, màu tươi trên vòng tròn thuần sắc có sự liên kết vô cùng mạch lạc và phong phú.
2.4 Số lượng màu sắc phù hợp để phối màu logo
Đối với việc thiết kế logo, không có bất kỳ quy tắc nhất định nào về số lượng màu logo cần phối bởi vốn dĩ thiết kế chủ yếu dựa vào sự sáng tạo và phù hợp. Tuỳ vào thông điệp mà thương hiệu mong muốn thì có thể dùng một hoặc nhiều màu sắc để biểu thị thông điệp đó.
Tuy nhiên dựa trên những thiết kế phổ biến trên thị trường, thông thường logo thường được kết hợp bởi 2 hoặc 3 màu sắc riêng biệt được chọn làm phương án tối ưu cho việc phối màu logo đẹp. Nếu quá nhiều màu, dễ làm cho người nhìn vào cảm thấy bị rối, khó ghi nhớ.
2.5 Thấu hiểu thương hiệu
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, màu sắc quyết định 80% ý nghĩa của logo. Vì thế việc lựa chọn và kết hợp màu sắc logo đóng một vai trò quan trọng vô cùng.
- Màu sắc thể hiện đặc trưng của sản phẩm doanh nghiệp. Đơn giản như bạn có thể nhận thấy, những salon làm đẹp thường ưu tiên lựa chọn những gam màu hồng, trắng là màu logo chủ đạo; Những quán cafe thường ưa chuộng màu đen, nâu, trắng.
- Màu sắc cũng đem đến sức mạnh và năng động cho thương hiệu.
- Màu sắc thể hiện phong cách của một thương hiệu.
2.6 Văn hoá ảnh hưởng đến ý nghĩa màu sắc logo
Màu sắc tác động đến cảm xúc và hành vi của con người, đồng thời mỗi một nền văn hoá sẽ có một màu sắc đại biểu tượng trưng cho một ý nghĩa riêng. Vì thể đối với việc lựa chọn màu sắc thiết kế cần được nghiên cứu một cách chuyên sâu để trở nên phù hợp với văn hóa vùng miền mà thương hiệu nhắm mục tiêu tới.
Với người châu Á, màu xanh là biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở với ý nghĩa phát triển, trẻ trung, sức sống mãnh liệt. Nhưng đối với thị trường Nam Mỹ, màu xanh là đại diện cho sự chết chóc. Vì thế có thể nói màu logo cần có sự liên kết về văn hoá.
3. 43 Ý tưởng phối màu logo ấn tượng
3.1 Màu cam và xanh Navy
Màu cam và màu navy là hai màu sắc có độ tương phản cao để tạo nên hiệu ứng thị giác bắt mắt. Sự kết hợp của hai màu logo này sẽ tạo nên hình ảnh một công ty đáng tin cậy.
3.2 Sapphire Blue và Blue Grey
Hai màu sắc này biểu trưng cho sự thịnh vượng và thanh lịch. Cách kết hợp màu sắc logo này sẽ giúp cho logo của bạn giữ được sự thanh thuần nhưng vẫn có sự cuốn hút.
3.3 Burgundy và Sundown Pink
Sự kết hợp giữa màu hồng quyến rũ và nhẹ nhàng cùng với sự nổi bật của màu đỏ tía sẽ tạo ra sự thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên. Màu logo này thực sự sẽ giúp bạn chiếm được nhiều sự yêu thích của người nhìn.
3.4 Olive Green và Bistre Brown
Hai tông màu này gần như hài hoà với nhau, lấy cảm hứng từ những màu sắc đặc trưng từ thiên nhiên. Là sự lựa chọn hoàn hảo cho các brand có sản phẩm thuần thiên nhiên.
3.5 Dark Brown và Marigold
Một sự kết hợp mới mẻ đến từ màu nâu đất và vàng sậm. Thiết kế trên nhấn mạnh vào sự đáng tin cậy, thu hút công chúng bởi sự nổi bật của màu Marigold.
3.6 Teal và Navy
Sự kết hợp của hai gam màu lạnh có thể sẽ tạo ra một hiệu ứng đồng nhất nhưng cũng rất thu hút và nổi bật khi sử dụng. Tuỳ thuộc vào cách bạn lựa chọn màu nền cho thương hiệu sẽ tạo ra những hiệu ứng khác nhau. Khi đặt màu xanh màu Teal trên nền Navy sẽ tạo ra một logo nổi bật. Ngược lại phủ màu xanh đậm hơn trên màu mòng két sẽ tạo ra sự bình yên và thư thái.
3.7 Oải hương và Indigo
Màu chàm là một màu sắc đặc trưng thể hiện sự thanh thản, cảm giác bình yên và niềm tin. Nó là một phông nền độc đáo cho màu tím nhẹ nhàng lên chủ.
3.8 Crimson Pink và Light Blue
Đó là sự tinh tế khi kết hợp hai màu sắc này là với nhau, vừa thể hiện được sự thân thiện trong lối thiết kế vừa đem lại sự ấn tượng của logo.
3.9 Plum Purple, Viola và Seafoam Green
Sự thư thái khi kết hợp màu tím đậm, cùng với màu hồng tím và sự bất ngờ của bọt biển mềm mại. Bộ ba này phù hợp với những thương hiệu về phòng tập yoga, trung tâm trị liệu và chăm sóc sức khỏe.
3.10 Cam và đen
Màu cam tượng trưng có sự sống động và mạnh mẽ khi kết hợp với nền màu logo đen sẽ tạo ra một tổng thể mang cảm giác bí ẩn và hồi hộp. Hài màu sắc trên cực kỳ phù hợp với những thương hiệu thể thao mạo hiểm, câu lạc bộ đêm.
3.11 Xanh nhạt và Màu tím đậm
Cân nhắc cách phối màu logo của màu xanh nhạt và màu tím cho những thương hiệu mỹ phẩm hoặc các sản phẩm cao cấp. Sự kết hợp khá nguy hiểm nhưng cũng khiến cho logo của bạn trở nên nổi bật.
3.12 Xanh và vàng
Màu vàng mang đến cảm giác uy quyền, trẻ trung, năng động, trong khi màu xanh thể hiện sự trầm ổn. Sự kết hợp màu sắc logo để tạo ra được một niềm vui tươi nhưng vẫn thể hiện được sự đáng tin cậy. Phù hợp với các thương hiệu bảo hiểm, bất động sản.
3.13 Vàng và Royal Blue
Nếu muốn thương hiệu của bạn khi được khách hàng liên tưởng đến là sự lạc quan thì hãy ưu tiên lựa chọn màu vàng. Sự tương phản nổi bật của màu logo sẽ tạo ra một thiết kế tuyệt vời.
3.14 Chetwode Blue và Powder Blue
Sự kết hợp vô cùng hài hoà và đẹp mặt của Chetwode Blue và Powder Blue sẽ tạo ra một hiệu ứng vô cùng đẹp mắt. Với thông điệp là cởi mở và mời gọi, hai màu này phù hợp với các spa hoặc cửa hàng mỹ phẩm.
3.15 Emperor Grey và Desert Sand Beige
Tông màu của cát sa mạc và màu xám hoàng đế sẽ phù hợp với các thương hiệu thời trang hoặc thiết kế nội thất cao cấp.
3.16 Blue Pantone và Acid Green
Màu xanh lá cây và màu xanh biển sẽ là một sự phá cách trong thiết kế logo của bạn. Vừa sống động gợi lên sự bình tĩnh và ổn định, vừa sáng tạo thể hiện một tuyên bố mạnh mẽ.
3.17 Green Lizard và Royal Blue
Để tạo nên một thiết kế ấn tượng và nổi bật thì việc kết hợp hai màu sắc trên sẽ tạo ra một sự rung cảm về sự sống động, tươi mới, phong cách và thu hút.
3.18 Bitter Lemon Green và Purple
Khách hàng sẽ bị thu hút bởi thiết kế toát lên sự sáng tạo và tự tin khi kết hợp hai màu sắc này. Sự ghép đôi này sẽ tạo ra một thiết kế sáng tạo và ấn tượng.
3.19 Deep Peach và Blue
Sự pha trộn giữa hai tông màu lạnh và ấm này sẽ tạo ra sự tương phản đặc trưng giúp làm nổi bật lên logo của bạn. Góp phần tạo ra một thiết kế chuyên nghiệp và tinh tế.
3.20 Turquoise và Jungle Green
Hai màu xanh này là sự kết hợp hài hoà sự các màu thiên nhiên, giúp tạo nên một cảm giác tươi mới, rộng lớn, mong được làm mới và tái sinh.
3.21 Water Leaf và Tím
Màu tím và màu xanh ngọc lam là một sự kết hợp tuyệt đẹp tạo ra một tổng thể đẹp mắt, kéo dài vô tận. Những màu sắc này được ưa chuộng để làm màu logo của các trung tâm tiếng anh, công ty truyền thông báo chí.
3.22 Grizzly Brown và Desert Sand
Hai bậc màu trung tính khi kết hợp sẽ tạo ra một trạng thái bình yên và thư giãn.
3.23 Orioles Orange và Cornflower Blue
Phá cách và độc đáo khi hai màu này được kết hợp lại với nhau. Màu cam giòn và xanh lam sẽ tạo ra sự cân bằng và phong cách cho thương hiệu của bạn.
3.24 Dark Sea Green và Deep Forest Green
Màu xanh gợi lên vẻ đẹp của thiên nhiên kết hợp với xanh thẳm của biển sâu tạo ra một thiết kế mang sự huyền bí, hấp dẫn và thu hút.
3.25 Medium, Dark, Light Blue
Màu xanh sẽ làm nên và làm nổi bật các hình ảnh của logo. Mang đến một cảm giác thịnh vượng và thanh lịch.
3.26 Màu vàng, Màu xanh navy, màu be
Màu be là một cầu nối kết hợp hai màu navy và màu vàng lại với. Giúp làm giảm sự tương phản giữa hai màu và làm nổi bật sự sống động đầy sức sống của màu vàng, để tạo ra sự cân bằng, ổn định.
3.27 Vàng mù tạt, Nâu, Xanh lá cây
Bộ ba này bổ sung hoàn hảo cho nhau khi chúng kết hợp lại tạo thành màu logo mang tính chuyên nghiệp. Phù hợp với các cửa hàng hoa, nhà hàng.
3.28 Pink, Blush Pink, Lotus Red
Với sự kết hợp hài hoà giữa 3 dải màu chuyển này tạo ra một thiết kế mềm mại, an toàn nhưng cũng không kém phần nổi bật.
3.29 Xám xanh, Xám đậm, Xám mềm
Sự thanh lịch sẽ được truyền tải một cách tinh thế thông qua sự kết hợp tài tình ba màu sắc trên. Cách phối màu logo này cực kỳ thích hợp với những phòng trưng bày nghệ thuật, viện bảo tàng.
3.30 Baby Blue, Gray, Canary Yellow
Ba màu sắc trên tạo ra sự đáng tin cậy, khi màu sắc nhạt hơn nổi bật trên nền xám.
3.31 Nâu đậm, Màu be, nâu
Màu nâu nhạt đem lại độ tin tưởng cao kết hợp với nền kem màu be giúp cho logo thêm nổi bật. Sự đồng nhất của thiết kế trên phù hợp với những nhà hàng hay ngành thực phẩm thân thiện với gia đình.
3.32 Purple, Blue-Violet, Green
Màu sắc này thể hiện sự sáng tạo và thông minh trong thiết kế logo.
3.33 Lục, Xanh lam, vàng
Sự kết hợp giữa sắc thái xanh và cùng với vàng bơ sẽ giúp cho logo trở nên vui tươi và trẻ trung hơn.
3.34 Coffee Brown, Bone, Black
Sự kết hợp hoàn giữa ba màu sắc này tạo ra sự ấm áp và được ưa chuộng trong logo của các thương hiệu cà phê.
3.35 Xanh ngọc, Xanh lam đậm, be
Hai màu xanh sẽ bổ trợ cho nhau giúp khẳng định độ tin cậy của thương hiệu. Kết hợp với nền màu be sẽ tạo ra hiệu ứng mong muốn khám phá và theo đuổi.
3.36 Xanh lam, vàng, đỏ
Hai màu nóng và một màu lạnh sẽ tạo ra sắc thái khác nhau nhưng lại đồng điệu về màu sắc tạo ra một logo hợp nhất thú vị và nổi bật.
3.37 Xanh lam và tím
Màu tím khi kết hợp với xanh lam sẽ tạo nên màu logo thu hút và khác biệt giữa đám đông.
3.38 Hot Pink, Light Pink, Maroon
Nếu bạn mong muốn một logo thu hút và nổi bật, vậy tone hồng sẽ là một lựa chọn tốt nhất. Khi kết hợp những sắc độ hồng khác nhau cần phải chú ý tạo ra điểm nhấn thẩm mỹ giúp logo trở nên nổi bật.
3.39 Màu xám và màu xanh lá cây
Sự cân bằng và hài hoà của cách phối hợp màu sắc logo sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp phù hợp và thu hút.
3.40 Cam, nâu, nâu nhạt
Màu cam cực kỳ hợp với màu nâu, khi hai màu sắc trên kết hợp sẽ tạo ra được tổng thể hài hoà và thu hút được nhiều sự chú ý.
3.41 Nâu và xanh lam
Cách phối màu thiết kế logo nâu và xanh lam biểu trưng cho sự bình yên, trầm ổn. Tạo ra một cảm giác an toàn và đáng tin cậy.
3.42 Vàng và đen
Sự tiêu biểu khi kết hợp giữa màu đen và vàng, nền đen sẽ giúp làm nổi bật những đối tượng mà nó chứa.
3.43 Màu xanh và hồng
Tương phản tạo nên sự nổi bật khi kết hợp hai màu sắc này, giúp cho thiết kế có được điểm nhấn độc đáo thu hút người nhìn.
>> Xem thêm Thiết kế website bán hàng cần lưu ý điều gì ?
Màu sắc không chỉ thể hiện tính thẩm mỹ mà qua đó còn thể hiện được ý nghĩa ấn chứa mà thương hiệu mong muốn gửi gắm qua màu logo. Mong bài viết sau phần nào giúp bạn có thêm kiến thức trong việc lựa chọn màu phù hợp cho thương hiệu của mình.
>> Xem thêm 6 Nguyên tắc phối màu website